Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Mãng cầu xiêm chữa ung thư - Công bố gây sốc
(21:17:47 PM 08/06/2014)Mãng cầu xiêm
Công bố gây sốc
Giới khoa học, người mắc chứng bệnh ung thư và người thân của họ đang bán tín, bán nghi về thông tin Đại học Cơ đốc giáo Hàn Quốc công bố thông tin trên tạp chí Journal of Natural Products về nước ép quả mãng cầu (Graviola) có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư cao hơn gấp 10 ngàn lần so với liệu pháp hóa trị mà không hề làm hại các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ.
Các nghiên cứu đều đưa ra nước ép từ quả mãng cầu xiêm giúp chữa ung thư an toàn, hiệu quả và có sẵn, không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Nó cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc chống ung thư, nước ép mãng cầu xiêm còn là tác nhân chống vi khuẩn, nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp huyết áp, chống trầm cảm và những rối loạn tinh thần. Những phần khác của cây cũng rất hữu dụng.
Thông tin này đến từ một công ty dược lớn nhất nước Mỹ, và trái mãng cầu xiêm đã là mục tiêu nghiên cứu của hơn 20 phòng thí nghiệm khoa học từ những năm 1970.
Năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này và kết quả cho thấy, lá và thân của Graviola tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ác tính. Nhưng nghiên cứu vẫn chỉ được lưu hành nội bộ chứ không công bố ra ngoài. Sau đó, 20 nghiên cứu độc lập khác của các công ty dược hay viện nghiên cứu ung thư do chính quyền tài trợ đều cho thấy khả năng trị ung thư của Graviola.
Tuy nhiên, vẫn không có ca thử nghiệm nào được tiến hành chính thức tại các bệnh viện. Chỉ đến khi nghiên cứu của Đại học Cơ đốc giáo Hàn Quốc đăng trên tạp san Journal of Natural Products khẳng định một hoá chất trong Graviola đã tiêu diệt các tế nào ung thư ruột nhanh gấp 10.000 lần hoá chất Adriamycin thường dùng trong hoá trị ung thư, người ta mới vỡ lẽ.
Một nghiên cứu tại Đại học Purdue University sau đó cũng phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng giết các tế bào ác tính của nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy.
Dược tính của mãng cầu xiêm được nghiên cứu từ năm 1940. Một số các nghiên cứu sơ khởi được công bố trong khỏi thời gian từ năm 1940 đến năm 1962 ghi nhận, vỏ, thân và lá mãng cầu xiêm có những tác dụng làm hạ huyết áp, chống co giật, làm giãn nở mạch máu, thư giãn cơ trơ khi thử trên động vật.
Quả có vị chua nhẹ, nhiều bột, làm nước ép rất ngon. Tại Brazil, thổ dân của nước này trồng nó như một loại quả chính. Còn ở Việt Nam, trái mãng cầu xiêm được trồng nhiều ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Cây mãng cầu xiêm ở Việt Nam cho trái quanh năm.
Nhà khoa học ở Việt Nam nói gì về mãng cầu xiêm chữa ung thư?
Bác sĩ Nguyễn Văn Hướng – Nguyên Chủ tịch hội đông y Việt Nam cho rằng, nhiều loại cây dược liệu, thực phẩm có kết quả điều trị ung thư rất cao nhưng chúng ta không được nghiên cứu mà chủ yếu trông chờ vào thuốc đặc trị ở các nước phương tây.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu các loại cây trồng, dược liệu trong điều trị ung thư chưa được triển khải nhiều bởi thực tế trình độ cán bộ nghiên cứu của chúng ta còn thấp và công nghệ, thiết bị chưa đáp ứng đủ yêu cầu nghiên cứu. Nhưng khi đánh giá lại kết quả này từ phía Mỹ, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng tỏ ra vui mừng: “Nếu công trình này được nghiên cứu ở Mỹ thì kết quả sẽ chính xác hơn nhiều so với các quốc gia khác”.
Khi chưa có công bố chính thức rộng rãi mang tính khoa học người dân không nên tin vào mãng cầu xiêm có khả năng chữa ung thư. Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Duy Thuần - Phó Viện trưởng Viện Dược liệu cho biết, hiện nay đã có những nghiên cứu về mặt dinh dưỡng cũng khẳng định mãng cầu là một trong những trái cây có thành phần hoạt chất axit amin không thể thay thế được hoặc có một số hoạt chất đặc thù nhằm nâng cao hệ miễn dịch và tăng khả năng chống lại bệnh tật. Còn nghiên cứu về tác dụng trong điều trị ung thư hiện vẫn chưa có một nghiên cứu nào ở Việt Nam
Bác sĩ Đặng Thế Căn – PGĐ Bệnh viện K Hà Nội cho biết, không ai phủ nhận công dụng của thuốc Nam nhưng chỉ nên sử dụng trong hỗ trợ điều trị. Việc điều trị bệnh ung thư phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Hiện nay, trong điều trị bệnh ung thư, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang sử dụng phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, truyền dịch. Đối với thông tin về trái mãng cầu trong điều trị ung thư, dù nó không phải là bài thuốc đáng gờm như lá đu đủ, không thể mang lại tác dụng phụ nhưng cũng không thể dùng nó thay thế điều trị ung thư. Chuyện mãng cầu xiêm có tác dụng đánh bật tế bào ung thư gấp 10 ngàn lần hóa chất đang sử dụng hiện nay chỉ là thông tin có thể bị phóng đại giống như lá đu đủ trước đó”, ông Căn cho biết.
Về lý thuyết, bất kỳ một loại thuốc nào khi đưa ra thị trường phải tiến hành theo 3 bước chuẩn. Bước 1, nghiên cứu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên động vật. Bước 2, sau khi có kết quả thử nghiệm trên động vật, thuốc đó sẽ được tiến hành thử nghiệm trên người tình nguyện, theo dõi trong thời gian 5 năm. Bước 3, sau khi thuốc được hội đồng thẩm định đánh giá có hiệu quả đơn vị đứng ra nghiên cứu mới xin đăng ký bản quyền và đưa ra thị trường. Tuy nhiên, hiệu quả của trái mãng cầu trong điều trị ung thư mới chỉ là những thông tin một chiều được đưa ra từ các nhà khoa học.
BS Yên Lâm Phúc, Học viện Quân y 103 cũng cho biết, công bằng mà nói, quả mãng cầu xiêm có tác dụng chống ung thư thật song có tác dụng nhưng không có nghĩa là thứ quả này có thể được dùng để điều trị ung thư. Người ta đã phân tích và chiết xuất các chất có hoạt tính sinh học trong quả mãng cầu xiêm và thấy, loại quả này có một hoạt chất đáng chú ý là acetogenin. Chất này có trong lá cây, rễ cây, hạt và vỏ cây, một lượng nhỏ trong quả.
Chất acetogenin có tác dụng gây độc tế bào, làm tế bào bị chết, do đó các tế bào ung thư bị tiêu diệt. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị ung thư như thế nào thì vẫn chưa được thử nghiệm trên người. Khác xa với cây dừa cạn, có chứa vincristin, là một hoạt chất được sử dụng và chiết xuất ra thuốc chống ung thư rất rõ ràng.
Vì vậy, theo BS Yên Lâm Phúc, do chưa có bằng chứng nghiên cứu trên người, mới chỉ nghiên cứu về tác dụng của chất acetogenin nên chúng ta chưa thể dùng thứ quả này chữa ung thư được. Cùng quan điểm này BS. Nguyễn Xuân Hướng cho rằng, trong Đông y không dùng quả mãng cầu xiêm để trị bệnh chứ đừng nói gì trị ung thư. Vì vậy, khi có bệnh vẫn cần đến bác sĩ điều trị, chớ nghe tin đồn thổi kẻo nguy hiểm tới tính mạng.
Theo các nhà khoa học thành phần dinh dưỡng trong 100g phần thịt của trái mãng cầu xiêm bỏ hạt chứa: Calories 53.1 - 61.3, chất đạm 1g, béo 0.97g, chất xơ 0.79g, canxi 10.3mg, sắt 0.64mg, magiê 21mg, phospho 27.7mg, potassium 287mg, sodium 14mg, beta-carotene (A) 2 IU, thiamine 0.110mg, riboflavine 0.050mg, niacin 1.280mg, pantothenic axit 0.253mg, pyridoxine 0.059mg,vitamin C 29.6mg. Hoạt tính diệt các tế bào của một số loại ung thư có trong mãng cầu xiêm là nhóm hợp chất có tên là annonaceous acetogenins. Theo các nghiên cứu nhóm hợp chất này có thể tiêu diệt các tế bào của 12 loại ung thư như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và ung thư tuyến tụy... nhưng chưa có thử nghiệm lâm sàng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.