Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Lợi ích tuyệt vời của rau kinh giới
(16:27:53 PM 29/06/2015)
Trị cảm cúm
Thành phần kháng khuẩn của rau kinh giới có khả năng tiêu diệt vi khuẩn cúm. Loại thảo dược này điều trị hiệu quả các triệu chứng cúm như sốt, cảm lạnh, đau nhức cơ thể, đau đầu…
Khi mới có dấu hiệu cảm cúm, một bài thuốc đơn giản mà hiệu quả là nấu cháo trắng với rau kinh giới, hành lá hoặc tía tô và dùng ngay khi còn nóng, cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu. Hoặc sắc chung với một số loại rau cũng có tác dụng chữa bệnh như bạc hà, tía tô, cam thảo, cúc tần… lấy nước uống.
Rau kinh giới còn có đặc tính giúp thông mũi và thông cổ họng do bị cảm hoặc dị ứng. Bạn có thể xông mũi bằng cách nhỏ một vài giọt tinh dầu kinh giới vào bát nước nóng và hít hơi nước.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Rau kinh giới dồi dào kali, giúp kiểm soát huyết áp và nhịp tim. Chất chống oxy hóa trong rau cũng ngăn ngừa tình trạng stress oxy hóa - một yếu tố góp phần vào bệnh tim.
Tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột
Trong rau kinh giới có chứa hai hợp chất kháng khuẩn mạnh là thymol và carvacrol, có thể diệt các ký sinh trùng đường ruột như giun, sán... Rau kinh giới còn tốt cho hệ tiêu hóa, làm dịu các cơn đau do rối loạn dạ dày và khó tiêu.
Đặc tính giảm đau của rau kinh giới còn được biết với khả năng xoa dịu các cơn đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Để giảm đau, bạn có thể uống trà bằng rau kinh giới khô hoặc sắc lá tươi lấy nước.
Giàu khoáng chất
Chứa nhiều khoáng chất (kali, canxi, magiê, đồng, sắt…), rau kinh giới giúp duy trì sức khỏe xương và răng. Ngoài ra, bổ sung rau kinh giới trong chế độ dinh dưỡng có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Rosmairinic và thymol - những chất chống oxy hóa mạnh có trong rau kinh giới, cũng giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.
Làm sạch hệ hô hấp
Rau kinh giới giàu chất flavonoid, tecpen và carvacrol giúp làm sạch hệ hô hấp và phế quản. Uống trà kinh giới với mật ong có thể làm giảm các cơn hen suyễn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.