Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Liều mạng với thuốc chiết xuất từ nhau thai người
(12:07:26 PM 30/11/2015)99 triệu đồng một liệu trình
Sau trào lưu dùng nhau thai người để tăng cường sinh lý, gần đây, chị em lại rỉ tai nhau sử dụng thuốc có chứa tinh chất nhau thai với mức giá cắt cổ. Tìm hiểu sản phẩm tại website của một cửa hàng thuốc có địa chỉ tại Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội), thuốc uống Laennec P.O được quảng cáo là thực phẩm chức năng chiết xuất từ nhau thai người có giá 6,2 triệu đồng. Mỗi viên nén chứa 350gr tinh chất nhau thai người và được sản xuất, đóng gói từ Nhật Bản. Nhân viên cửa hàng cho hay, loại thuốc này có công dụng kỳ diệu như làm sáng da, trị nám, làm chậm quá trình lão hóa…
Khi tôi nói mình có vấn đề về sinh lý, nhân viên cửa hàng mau mắn khẳng định, tăng cường sinh lý là một trong những “thế mạnh” của thuốc khiến nhiều chị em săn lùng. Bởi, trong thuốc có amino axít, một tinh chất từ nhau thai người nên giúp chị em “trẻ hóa” trên mọi phương diện. Chúng tôi cũng được tư vấn, việc sử dụng thuốc uống sẽ có tác dụng “từ từ”, khó cảm nhận ngay.
Trong khi đó, nếu sử dụng thuốc tiêm Laennec chiết xuất từ nhau thai người, có thể cảm nhận rõ rệt.Tuy nhiên, mức giá của một hộp nhau thai người dạng tiêm, lên tới… 99 triệu đồng.
“Mặc dù giá cao nhưng thuốc có tác dụng trong vòng ba năm, tức trong ba năm chị sẽ không phải sử dụng thuốc. Do thuốc tiêm vào… huyệt đạo nên hiệu quả nhanh hơn nhiều so với thuốc uống”, người bán hàng lý giải cho chúng tôi về mức giá khủng của loại thuốc mà chính cô này khẳng định chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Tại một website của cơ sở chuyên cung cấp mỹ phẩm có địa chỉ tại Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP.HCM, thuốc tiêm Laennec chiết xuất từ nhau thai người có giá “mềm” là 600 USD (hơn 13 triệu đồng). Khi chúng tôi ngỏ ý muốn tới tận nơi mua hàng thì nhân viên cho hay, đây là mặt hàng cao cấp nên phải đặt tiền mới có hàng, hoặc công ty sẽ gửi hàng đến tận nhà rồi khách hàng thanh toán.
Theo người bán hàng tên Th., sản phẩm của cơ sở này là hàng chính hãng của Nhật Bản, có từ năm 1954 và đã được Bộ Y tế phúc lợi Nhật Bản cấp phép. “Quan trọng nhất đối với dòng thuốc này là tính an toàn của nhau thai có được sàng lọc hay không? Hàng đắt là vì nhau thai được sàng lọc từ các bà mẹ lúc mang thai. Bà mẹ phải đủ tháng, đủ ngày thì mới được lấy nhau thai. Sau đó, người ta thủy phân và kiểm tra ngẫu nhiên để đảm bảo tính an toàn sản phẩm”, cô này giải thích.
Th. cũng quảng cáo thuốc với những công dụng kỳ diệu: “Thuốc chỉ định trong điều trị viêm gan và phụ nữ tiền mãn kinh ở Nhật Bản. Càng về sau, người ta càng phát hiện ra những công dụng rất hay như đẹp da, trị nám…”.
Đặc biệt, ngoài cách “tiêm thẳng vào huyệt là tốt nhất”, Th. còn hướng dẫn chúng tôi tiêm theo phương pháp… “tiêm đâu, đẹp đấy”. Cụ thể, nếu người sử dụng gặp các chứng khô âm đạo, yếu sinh lý thì có thể tiêm thẳng vào vùng da dưới rốn, khoảng từ rốn xuống xương mu.
“Cách tiêm này rất tốt cho vùng tử cung, điều hòa tất tần tật trong vòng 14 ngày”, cô này nói. Ngoài ra, nếu muốn đẹp da thì tiêm thẳ ng vào các điểm dưới da. Th. cũng cho hay, cô có thể trực tiếp tiêm cho khách hàng và tiêm thẳng vào các huyệt đạo do… đã học qua một khóa về y học cổ truyền.
Lieu mang voi thuoc chiet xuat tu nhau thai nguoi
Nguy hiểm chết người
Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Đức - giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM, cách đây khá lâu, Việt Nam có sử dụng thuốc thuốc bổ Filatov bào chế từ nhau thai người, theo phương pháp của bác sĩ Vladimir P. Filatov (người Nga).
“Thời đó, nhiều bệnh viện phụ sản ở ta đã tận dụng, dùng nhau thai của phụ nữ mới sinh bào chế thành thuốc uống và thuốc tiêm Filatov. Tuy nhiên, đến nay, các chế phẩm được bào chế từ nhau thai người, gan, thận súc vật… hay còn gọi là phương pháp tạng phủ trị liệu, đã được thế giới khuyến cáo không sử dụng vì không có bằng chứng khoa học cụ thể chứng minh tác dụng”, PGS-TS Nguyễn Hữu Đức nói.
Theo tin đồn, nhau thai người (tử hà sa) có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường hoạt động tình dục… nhưng BS Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam khẳng định, đó chỉ là thông tin thất thiệt:
“Hiện nay, chưa có sách vở nào nói về công dụng của nhau thai người. Ngày xưa, Trung Quốc có một bài thuốc sử dụng nhau thai nhưng tới nay không ai áp dụng nữa. Hơn thế, trong bài thuốc có 15, 16 vị thuốc. Nếu chỉ sử dụng nhau thai người thì không có tác dụng”.
BS Nguyễn Xuân Hướng cũng cảnh báo: “Nếu tiêm vào các huyệt đạo thì sau này châm cứu sẽ không có tác dụng. Đây là phương pháp mà hiện nay, không BS Đông y nào áp dụng nữa”.
PGS-TS Nguyễn Hữu Đức khẳng định, tiêm tử hà sa vào các huyệt đạo hay tiêm thẳng vào mặt làm trẻ hóa làn da… là việc làm quá nguy hiểm. “Khi dùng đường tiêm chích sẽ có nhiều nguy cơ như bị sốc phản vệ gây chết người, tiêm không đúng kỹ thuật gây tổn hại dây thần kinh…”, PGS-TS Nguyễn Hữu Đức phân tích.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo, nhau thai người không rõ nguồn gốc là nguy cơ lớn khiến lây nhiễm bệnh. Nhau thai nằm trong một cơ thể sống, do đó, có thể chứa các bệnh truyền nhiễm do siêu vi, vi khuẩn, ký sinh trùng… Nếu nhau thai không được kiểm tra, chế biến trong điều kiện vô trùng, có thể lây nhiễm các bệnh như HIV, viêm gan B và C...
Tháng 3/2015, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã ra văn bản cấm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm có nguồn gốc từ con người, trong đó có các sản phẩm chiết xuất từ nhau thai người. Theo quy định, các thành phần có nguồn gốc từ con người thuộc danh mục các chất không được phép sử dụng trong mỹ phẩm.
Cục đã gửi văn bản đến sở y tế các tỉnh, thành, đề nghị kiểm tra, rà soát hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm này. Thế nhưng, không hiểu sao những sản phẩm này vẫn được rao bán công khai.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.