Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Không nên tự dùng xáo tam phân chữa bệnh
(20:49:46 PM 03/01/2013)Ức chế chưa hẳn đã chữa bệnh
Trước “cơn bão” xáo tam phân, Sở Y tế tính Khánh Hòa cho xét nghiệm loại rễ cây này tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế). Theo kết quả nghiên cứu, cây xáo tam phân (tên khoa học là Paramignya trimera, dân địa phương gọi là “cây thuốc lạ”, “cây thần dược”…) do Sở Y tế Khánh Hòa cung cấp mẫu, có một số thành phần có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thực nghiệm trên chuột nhắt trắng; có tác dụng độc (ức chế, tiêu diệt) đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela.
Thang thuốc thần kỳ đang được thầy thuốc Nam Lương Sinh dùng chữa bệnh. Ảnh: Mai Khuê |
Tuy nhiên, TS Đinh Quý Lan- Chủ tịch Hội Gan Mật Việt Nam cho biết, việc ức chế một vài tế bào ung thư cũng không thể khẳng định thuốc đó có thể chữa được ung thư, nhất là ung thư có tỷ lệ tử vong cao như ung thư gan, cần phải có sự kết luận của y học.
Còn lương y Vũ Quốc Trung – Hội Đông y Hà Nội, cho biết, cây xáo tam phân đã được sử dụng từ lâu như một vị thuốc có tác dụng hỗ trợ chức năng gan, chứ không phải bây giờ mới đột nhiên được tìm thấy và “phát tác” thần dược như lời đồn thổi. Tuy nhiên, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh về tác dụng của nó trong việc chữa “bách bệnh”.
“Bất cứ loại thuốc nào cũng phải dựa trên cơ sở phổ quát, sử dụng cho nhiều người, có nghiên cứu lâm sàng trên nhiều người sử dụng, được cấp phép sản xuất hoặc sử dụng của các cơ quan chức năng thì người dân mới có thể sử dụng an tòan” – lương y Trung cho biết.
Lợi bất cập hại
Theo TS Đinh Quý Lan, ung thư gan là một bệnh nan y khó chữa, tỷ lệ tử vong của những người phát bệnh sau 5 năm gần như tuyệt đối. Thậm chí, có người tử vong sau 3 tháng phát hiện bệnh. Thuốc điều trị ung thư cũng đã được cả thế giới tìm tòi, nghiên cứu từ lâu, cây xáo tam phân cũng không lạ với giới y học. Vì thế, việc “cơn bão” xáo tam phân nếu chưa có nghiên cứu khoa học thì nên thận trọng khi sử dụng.
Lương y Trung cũng cho biết, người dân Việt thường có bệnh “phong trào”, theo lời đồn thổi, tin vào những điều siêu nhiên, không có thực. Thời gian qua cũng đã có nhiều loài cây được đồn thổi chữa bách bệnh, chữa bệnh nan y như thông đỏ, xạ đen, dứa dại… khiến nhiều người bỏ tiền tỷ ra mua, bây giờ bán rẻ như rau. Hơn nữa, loài cây nào cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ sức khỏe, một bài thuốc đông y cũng cần phối hợp nhiều vị thuốc, tùy bệnh, tùy sức khỏe, tùy triệu chứng và chữa lâu dài chứ không thể chỉ uống một vị thuốc mà chữa bách bệnh hoặc khỏi ngay lập tức như “thần dược”.
Ông Trung cho biết, ví dụ như cây Sâm Ngọc Linh được bán với giá hàng trăm triệu đồng 1kg, nhưng phải trồng đến 60 năm mới thu hoạch và có giá trị chữa bệnh nên không thể “bán đầy rẫy ngòai thị trường”. Còn mới đây, tê tê cũng “lên đời” chỉ vì lời đồn uống vẩy tê tê có khả năng tăng lực, biến “không thành có”. “Chưa hề có bất kỳ sách y học hay nghiên cứu nào nói về tác dụng này của tê tê” – ông Trung cho biết.
Nhiều lương y cũng nhận định, rễ cây xáo tam phân muốn dùng làm thuốc cũng phải trồng lâu năm mới chiết xuất được dược chất có tác dụng chữa bệnh. Còn những cái rễ cây con “tận diệt” bằng que tăm, đầu đũa sẽ chỉ có tác dụng “bùa phép”. Vì thế, việc người dân đổ xô đi tìm kiếm, mua bán những loại thuốc quý hiếm theo lời đồn thổi sẽ chỉ mắc bẫy những kẻ trục lợi mà thôi. Đó là chưa kể đến việc uống phải thuốc giả sẽ gây ngộ độc, bệnh nặng lại nặng hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.