Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Hà Nội: Trên 51.000 phụ nữ được khám tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư
(08:06:30 AM 22/10/2014)Ảnh: minh họa
Dự án do Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Nội chủ trì đã mang lại hiệu quả tích cực đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe của phụ nữ trên địa bàn thành phố.
Cùng với hoạt động tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư, dự án đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ y tế các huyện những kiến thức cơ bản chuyên khoa ung thư, góp phần nâng cao khả năng chẩn đoán, phát hiện sớm ung thư cho tuyến y tế cơ sở. Thông qua hoạt động truyền thông giáo dục của dự án, chị em trong độ tuổi có nguy cơ đã được phổ biến những kiến thức cơ bản về ung thư vú và ung thư cổ tử cung, biết cách tự phát hiện các dấu hiệu bất thường để đến khám và điều trị ở các cơ sở chuyên khoa.
Tuy nhiên, kết quả triển khai dự án hiện vẫn còn một số hạn chế như: Việc huy động chị em đi khám chưa tốt nên số lượng phụ nữ được khám chưa nhiều; ở một số huyện, sự phối hợp giữa Hội phụ nữ và các đơn vị liên quan chưa chủ động, thống nhất; chưa quan tâm tới độ tuổi của phụ nữ được thụ hưởng. Đối tượng được thụ hưởng còn quá ít, chưa đạt được 10% trong tổng số chị em nằm trong độ tuổi được thụ hưởng và ngay trong số người thụ hưởng thì nhóm có nguy cơ cao cũng không được kiểm soát.
Để nâng cao hiệu quả dự án, thời gian tới, các đơn vị cần đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của phụ nữ thông qua các kênh thông tin. Đối với đối tượng phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa và các hộ nghèo, cần phối hợp với ngành Lao động - thương binh và xã hội nhằm kiểm tra sức khỏe và giúp chị em hiểu rõ về ảnh hưởng của ung thư vú, ung thư cổ tử cung.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.