Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Đột quỵ, nỗi ám ảnh của người lớn tuổi
(08:00:40 AM 22/11/2013)Chăm sóc bệnh nhân bị tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định - Ảnh: Nguyễn Công Thành
GS Michael Chopp - chủ tịch Hội Đột quỵ thế giới - cho biết tại hội nghị đột quỵ não diễn ra ở TP.HCM cuối tháng 10 vừa qua: sau đột quỵ, việc tái cấu trúc của não thường không đủ giúp phục hồi chức năng hệ thần kinh trung ương nên để lại nhiều di chứng.
Di chứng nặng nề
Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao gồm hai thể là đột quỵ thiếu máu não (nhồi máu não) và đột quỵ chảy máu não (xuất huyết não). Trong đó đột quỵ chảy máu não có tỉ lệ tử vong cao hơn.
Cũng tại hội nghị đột quỵ não nói trên, GS Stephen Davis cho biết trong mười năm (1990-2010), đột quỵ tăng 26%, là nguyên nhân gây tử vong thứ ba sau bệnh lý về tim mạch và ung thư. Những di chứng của đột quỵ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân bị đột quỵ lần sau có thể nặng hơn lần trước, dẫn đến nguy cơ tử vong hoặc tàn phế. Trong khi đó GS Lê Văn Thành, chủ tịch Hội Phòng chống tai biến mạch máu não VN, cho biết hiện nhiều đơn vị điều trị đột quỵ trong nước chưa tiếp cận được những biện pháp điều trị tiên tiến để phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ cho bệnh nhân.
Các nghiên cứu của Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Nhân Dân 115 và Viện Nghiên cứu y - dược học lâm sàng 108 cho thấy đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuổi càng cao nguy cơ bị đột quỵ càng lớn, từ 50 tuổi trở lên chiếm 83,03% ca đột quỵ. Đột quỵ chảy máu não thường gặp ở nhóm tuổi 50-69, còn đột quỵ nhồi máu não thường gặp ở nhóm tuổi 60-79. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả này cho thấy nam dễ bị đột quỵ hơn nữ.
Bác sĩ Đàm Thị Cẩm Linh, phó trưởng khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP.HCM), cho biết: “Người càng cao tuổi nguy cơ bị xơ vữa động mạnh càng lớn. Đồng thời nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường cũng cao hơn người trẻ. Những bệnh lý này lại là nguyên nhân gây ra đột quỵ cao. Đối với đột quỵ, nam giới có những yếu tố nguy cơ về giới tính nên dễ bị bệnh hơn. Tất nhiên, đây chỉ là những số liệu thống kê tại một khoảng thời gian và khu vực cụ thể”.
Sống khỏe tránh đột quỵ
Bác sĩ Linh khuyến cáo đột quỵ thường xuất hiện rất đột ngột. “Những bệnh nhân tai biến mạch máu não có thể gặp các hiện tượng: đột ngột yếu và liệt nửa người, dị cảm (tê nửa người), méo miệng, đột ngột đau đầu, mù một mắt hoặc cả hai mắt, rối loạn ngôn ngữ như không nói được, nói khó... Đây chỉ là những triệu chứng điển hình. Do vậy, khi có một trong những triệu chứng này thì mọi người nên đến ngay bệnh viện. Đến càng sớm càng tốt để không bỏ lỡ giờ vàng trị bệnh” - bác sĩ Linh nói.
Vậy làm gì để tránh đột quỵ? Bác sĩ Linh tư vấn: “Những người bị cao huyết áp, đái tháo đường, các bệnh lý về tim mạch (như rung nhĩ, bệnh van tim...), rối loạn chuyển hóa mỡ... có nguy cơ bị đột quỵ cao. Vì thế khi mắc phải một trong những bệnh này, người bệnh cần tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ. Ngoài ra, họ cần có lối sống lành mạnh như không hút thuốc lá, không bia rượu, chất kích thích khác, không thừa cân... Lưu ý kể cả những người không gặp các bệnh trên cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Vì thế nên tăng cường vận động, tập thể dục 30-60 phút mỗi ngày sẽ góp phần giảm nguy cơ này”.
Đối với người bị đột quỵ, nếu lần hai sẽ nặng hơn. “Nên khi bệnh nhân xuất viện, bác sĩ căn dặn phải uống thuốc đều đặn, theo dõi và tái khám thường xuyên. Tuy nhiên không ít người chủ quan không tái khám. Một số người sau thời gian điều trị thấy hồi phục nên không uống thuốc, không tái khám, đó là điều hoàn toàn sai lầm. Tại khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân Dân 115 không ít trường hợp bệnh nhân tái phát đột quỵ do mắc sai lầm trên” - bác sĩ Linh cho biết.
Theo bác sĩ Linh, những yêu cầu với bệnh nhân trong điều trị đột quỵ là: tuân thủ đúng theo toa thuốc và lời dặn của bác sĩ; tập vật lý trị liệu hoặc tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ 30-60 phút mỗi ngày; tạo môi trường sống ít áp lực, tránh bị stress liên tục; có chế độ ăn phù hợp đối với những người bị đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ; không hút thuốc lá, không dùng những thức uống có chất kích thích.
Theo số liệu của Hội Đột quỵ thế giới, mỗi năm có 6 triệu người chết vì đột quỵ. 60% ca đột quỵ xảy ra ở các nước châu Á. Đây cũng là châu lục có tỉ lệ chảy máu não cao. Ở VN, 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.