Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Đắk Lắk kết luận cắt chân nữ sinh "không vi phạm quy trình"
(08:21:39 AM 18/06/2016)
Hà Vi lúc đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) - Ảnh: THÙY TRANG
Chiều 17-6, Sở Y tế Đắk Lắk đã ban hành kết luận thanh tra vụ “bác sĩ tắc trách, nữ sinh lớp 10 bị cưa chân” xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Cư Kuin (Đắk Lắk).
Về nguyên nhân hoại tử, dẫn đến Hà Vi bị cưa chân, Sở Y tế Đắk Lắk cho rằng là do “chèn ép 4 khoang cấp tính đến muộn”, thích hợp nhất với diễn tiến bệnh và phù hợp với tổn thương đại thể và vi thể ghi nhận tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM).
Tuy nhiên trong hồ sơ ghi chép việc thăm khám không thấy ghi triệu chứng “chèn ép khoang”. Không chủ động rạch dọc bột tất cả các lớp sau khi bó bột.
Ngoài ra, biên bản hội chẩn chưa tiên lượng được các biến chứng có thể xảy ra, chưa hội chẩn kịp thời khi bệnh có diễn biến bất thường, chưa thể hiện rõ ràng các nội dung xử lý đối với bệnh nhân.
Thế nhưng, đánh giá về sai sót y khoa nghiêm trọng này, Sở Y tế nhận định Bệnh viện đa khoa Cư Kuin không vi phạm quy trình khám chữa bệnh nhưng “có sai sót trong quá trình điều trị do trình độ chuyên môn hạn chế, khi có diễn biến xấu xảy ra đã đã không được xử trí kịp thời”.
Kết luận thanh tra của Sở Y tế Đắk Lắk cũng đánh giá việc tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân Vi là kịp thời, chu đáo, chỉ định lâm sàng phù hợp. Có phương án, điều trị, tích cực sớm, khi bệnh nhân có biểu hiện bị chèn ép khoang cấp, các bác sĩ đã cho y lệnh cắt bó bột, chống viêm, giảm phù nề...
Tuy nhiên, sau khi hoãn mổ (vì chân bệnh nhân sưng to, bọng nước), bệnh nhân không được theo dõi liên tục các dấu hiệu chèn ép khoang trong thời gian sau đó. Các bác sĩ trực tiếp điều trị chưa ý thức cảnh giác phòng, chống hội chứng chèn ép khoang cấp tính. Do đó bệnh nhân chưa được thăm khám các nội dung phù hợp với bệnh cảnh hiện tại...
Sở Y tế Đắk Lắk khẳng định, bác sĩ Y Tâm được cấp chứng chỉ hành nghề chữa bệnh nội khoa lại phân công về... khoa ngoại và điều trị ban đầu cho Hà Vi là không đúng chuyên môn. Ngoài ra, là người trực tiếp điều trị nhưng bác sĩ không theo dõi diễn biến của bệnh của Hà Vi sau khi bó bột.
Đối với bác sĩ Trịnh Đức Lam - phó giám đốc bệnh viện, kiêm trưởng khoa ngoại, là bác sĩ phẫu thuật chính đối với bệnh nhân này nhưng không có tên trong biên bản hội chẩn.
Là người khám cho bệnh nhân Vi ngay tại phòng mổ, thấy chân tổn thương căng cứng, nổi phồng nước nhưng bác sĩ Lam không đánh giá được tổn thương sâu xa và biến chứng của loại gãy này...
Sở Y tế Đắk Lắk yêu cầu bệnh viện Cư Kuin phải tổ chức họp kiểm điểm đối với cá nhân, tập thể liên quan đến sai sót khiến bệnh nhân Hà Vi phải cưa chân.
Bệnh viện này còn có trách nhiệm “chủ động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ chi phí điều trị, tái khám, lắp chân giả” đối với bệnh nhân Hà Vi. Ngoài ra, lãnh đạo bệnh viện cần rà soát, sắp xếp đội ngũ nhân lực cho phù hợp, đảm bảo thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho người dân...
Trước đó như đã đưa tin, ngày 6-3, sau khi tan học, Vi bị tai nạn giao thông và được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán Vi bị gãy mâm chày nên cho bó bột. Sau đó, Vi liên tục kêu đau nhưng các bác sĩ không đồng ý tháo bột kiểm tra.
Ngày 10-3, bác sĩ Lam chỉ đạo tháo bột ra thì chân Vi đã sưng to. Gia đình em xin chuyển viện nhưng không được đồng ý. Ngày 11-3, gia đình chuyển Vi lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk thì được chẩn đoán đã bị hoại tử và chuyển đi Bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây Vi đã bị cắt gần hết chân phải.
Ngay sau đó, Sở Y tế Đắk Lắk và Bệnh viện đa khoa huyện Cư Kuin đã tổ chức họp báo, thừa nhận có sai sót trong y khoa và xin lỗi gia đình và bệnh nhân. Các chi phí điều trị, lắp chân giả cho Hà Vi cũng đã được Bệnh viện Cư Kuin chi trả ban đầu. Hiện Hà Vi đã xuất viện và đang theo học ở một trường tư thục tại TP Buôn Ma Thuột.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.