Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Công bố với thế giới cách điều trị ung thư mới
(08:41:44 AM 15/02/2016)
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ trong phòng thí nghiệm tại Hàn Quốc - Ảnh: H.V
Vừa rẻ vừa đặc hiệu
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, Vũ tìm kiếm cơ hội đi du học. Lọt qua những vòng phỏng vấn gắt gao, Vũ trúng tuyển vào chương trình “Học bổng toàn phần của giáo sư” thuộc Trường ĐH Quốc gia Chonnam - Hàn Quốc. Từ năm 2006, anh bắt đầu sang xứ sở kim chi phụ giúp công việc nghiên cứu cho Giáo sư Min Jung-joon. Bù lại, anh được vị giáo sư này trả lương để trang trải cuộc sống cũng như các loại học phí.
Nguyễn Hồng Vũ hoàn tất chương trình thạc sĩ vào năm 2008. 4 năm tiếp theo, anh lấy bằng tiến sĩ ngành ứng dụng sinh học phân tử trong y khoa. Sau đó, anh làm việc cho phòng thí nghiệm của Giáo sư Min Jung-joon như một nhân viên chính thức, với vai trò là postdoc (nghiên cứu sau tiến sĩ).
Nguyễn Hồng Vũ đã cho công bố với thế giới một công trình rất giá trị do anh làm chủ nhiệm, đó là nghiên cứu về một hướng điều trị ung thư mới: Sử dụng vi khuẩn đường ruột Salmonella thay vì dùng hóa trị, xạ trị như thông thường. Tiến sĩ Vũ cho hay, trước tiên vi khuẩn Salmonella được làm đột biến các gien nguy hiểm để trở nên yếu đi. Mặt khác, vi khuẩn này mang thêm gien phát sáng để có thể dễ dàng định vị trong quá trình điều trị. Tiếp đó, các vi khuẩn này sẽ mang gien độc tố ClyA đến những khối u đó và tiêu diệt tế bào ung thư.
Công trình này đã được công bố trên Cancer Research - một tạp chí chuyên ngành có uy tín hàng đầu trên thế giới về nghiên cứu ung thư. Các công trình được đăng trên tạp chí này phải qua một loạt các vòng đánh giá của các giáo sư hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực này để chứng minh rằng đây là công trình nghiên cứu mới, có giá trị khoa học cao.
Theo tiến sĩ Vũ, phương thức điều trị này có ưu thế là đặc hiệu hơn so với những phương pháp truyền thống. Anh giải thích: “Sau khi vi khuẩn được xác định là tích tụ trong khối u, đường L-Arabinose sẽ được tiêm vào cơ thể để kích thích vi khuẩn tạo độc tố ClyA trong khối u và tiêu diệt tế bào ung thư. Lúc đó, những cơ quan khỏe mạnh khác sẽ không bị ảnh hưởng bởi cách thức điều trị này”. Không những vậy, theo anh Vũ, việc nuôi vi khuẩn để điều trị ung thư rẻ hơn rất nhiều lần so với sử dụng hóa trị hoặc xạ trị.
Hiện tại, công trình này đang được thử nghiệm trên loài chuột và bước đầu thu được những kết quả khả quan. Tiến sĩ Vũ cho hay, ngày 23.1, anh sang Mỹ làm việc ở Viện Nghiên cứu City of Hope nhằm hoàn thiện, phát triển phương pháp điều trị mới này. Tiến sĩ Vũ cũng cho biết, chưa thể nói trước khi nào thì có thể áp dụng phương pháp điều trị này cho người, bởi từ thử nghiệm đến thực tế còn cả một chặng đường dài và cam go.
Đồng cảm với bệnh nhân
10 năm sống ở Hàn Quốc, anh Nguyễn Hồng Vũ rèn luyện vốn tiếng Hàn khá tốt. Chính vì vậy, thỉnh thoảng anh được mời làm phiên dịch cho những bệnh nhân ung thư ở VN sang Bệnh viện Hwasun (Hàn Quốc) khám và điều trị. Trong số đó, anh nhớ mãi một bệnh nhân trẻ tuổi từ TP.HCM sang. Em này bị u não, đã được các chuyên gia y tế Hàn Quốc phẫu thuật lấy được khối u ra và sống khỏe đến tận bây giờ. Tuy nhiên, trường hợp này vẫn để lại trong anh không ít day dứt, bởi gia đình em đã phải mượn nợ rất nhiều mới có khả năng chữa bệnh cho em.
Ngoài ra, đây là một ca may mắn ít ỏi trong số rất nhiều bệnh nhân khác anh Vũ từng giúp đỡ và đã chứng kiến họ phải qua đời vì căn bệnh ung thư quái ác. Từ sự đồng cảm đó, trong anh càng thôi thúc suy nghĩ: nếu tạo ra một phương thức mới điều trị ung thư trong tương lai thì có thể giúp ích cho những bệnh nhân ung thư, nhất là giảm được rất nhiều chi phí cho bệnh nhân nghèo ở VN và ở các nước khác.
Được biết, trong thời gian học tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, Nguyễn Hồng Vũ đã nổi tiếng khi thực hiện thành công một công trình nghiên cứu thuộc loại hóc búa: “Bắt” hoa hồng nở trong ống nghiệm. Mặc dù vậy, khi sang Hàn Quốc, anh thừa nhận bản thân cũng gặp nhiều khó khăn. Anh trải lòng: “Thực ra, 6 tháng đầu tiên qua đó tôi đã rất bỡ ngỡ với những kỹ thuật phòng thí nghiệm hiện đại. Tôi đã lao vào học từ người này người kia, tự tìm tòi, làm quen với những công nghệ mới... Bởi vì giữa lý thuyết mình học được so với thực tế chênh nhau rất lớn. Sau khi có được nền tảng, tôi bắt đầu đeo đuổi, cải tiến nghiên cứu của những người đi trước và quyết tâm làm cho ra những nghiên cứu mới”. Tiến sĩ Vũ chia sẻ thêm: “Trong nghiên cứu, nhiều khi thử nghiệm 10 cái, 50 cái, 100 cái thất bại mới có thể ra được thành công thì đó cũng là chuyện bình thường”.
Được biết, bà xã của anh Vũ là tiến sĩ trẻ Phan Xuân Thúy (32 tuổi). Tuy khác nhau về niên khóa nhưng hai người từng học cùng ngành cùng trường bậc đại học ở VN cũng như các bậc học nâng cao tại Hàn Quốc. Thêm vào đó, hai người còn có chung công trình nghiên cứu (cùng chủ nhiệm đề tài với một người Hàn Quốc) về tương tác của vi khuẩn dùng điều trị ung thư với sự phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể. Công trình này vừa được đăng trên một tạp chí uy tín lớn trên thế giới về nghiên cứu “chẩn đoán kết hợp điều trị” Theranostics.
“Niềm trăn trở của tôi trong lúc này là làm sao để những cái mình đã, đang và sẽ tìm tòi khám phá trong tương lai có thể giúp ích được cho quê hương mình nói riêng và cho nhân loại nói chung”, anh Vũ khẳng định.
Sau khi vi khuẩn được xác định là tích tụ trong khối u, đường L-Arabinose sẽ được tiêm vào cơ thể để kích thích vi khuẩn tạo độc tố ClyA trong khối u và tiêu diệt tế bào ung thư. Lúc đó, những cơ quan khỏe mạnh khác sẽ không bị ảnh hưởng bởi cách thức điều trị này- Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.