Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Chuyên gia lên tiếng về những ngộ nhận xung quanh việc điều trị bệnh ung thư
(22:00:34 PM 24/09/2015)Đây là chuỗi hội thảo được tổ chức tại các bệnh viện lớn tại khu vực Hà Nội và TP.HCM nhằm cung cấp những kiến thức cần thiết và làm rõ những ngộ nhận về căn bệnh ung thư cho các bệnh nhân, gia đình và người dân đồng thời nhắn gửi những thông điệp mạnh mẽ về công cuộc bảo vệ loài tê giác đang trên bờ tuyệt chủng đến cộng đồng thông qua tiếng nói của các chuyên gia.
Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng khẳng định thông điệp Hiểu đúng Ung thư và khuyến khích bệnh nhân nên điều trị theo phương pháp chính quy
Chương trình kéo dài 180 phút với sự dẫn dắt của TS. BS. Phạm Xuân Dũng - Phó Giám đốc BV. Ung Bướu - Phó Giám đốc Quỹ NMTS TP.HCM;GS BS Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam và PGS. TS. Trần Văn Thiệp - Trưởng Khoa Ngoại 4 Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. Ngoài ra hội thảo còn nhận được sự tham dự của ca sĩ Đức Tuấn là đại sứ thiện chí của chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê” đến cùng chia sẻ với các bệnh nhân ung thư bằng những món quà âm nhạc ý nghĩa.
Am hiểu những kiến thức cơ bản về ung thư cũng như các phương pháp điều trị và phòng tránh, từ đó có lối sống lành mạnh và khoa học là việc làm hết sức cần thiết. Thế nhưng, hiện vẫn có một bộ phận không nhỏ người dân còn thiếu kiến thức về ung thư, vì thế có những ngộ nhận trong việc điều trị, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn đồng thời tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Một trong những ngộ nhận đó là việc sử dụng sừng tê để chữa ung thư, khiến loài vật mang tính biểu tượng toàn cầu này đang trên bờ tuyệt chủng.
Với góc độ của chuyên gia, GS. BS. Nguyễn Chấn Hùng khẳng định sừng tê giác không có tác dụng chữa Ung thư
Hội thảo “Hiểu đúng về ung thư”, với hướng tiếp cận vào lĩnh vực sức khỏe và y tế thông qua các bệnh viện lớn, mong muốn nâng cao nhận thức của công chúng, đặc biệt là các bệnh nhân và người nhà của họ về các phương pháp điều trị ung thư chính quy để từ đó biết rằng sừng tê giác hoàn toàn không có giá trị chữa ung thư và các bệnh nan y. Qua đó,hội thảo kêu gọi các bệnh nhân không mua và sử dụng sừng tê trong việc điều trị bệnh, vừa để tránh “tiền mất, tật mang” cho bản thân và người thân của họ đồng thời tránh đẩy loài tê giác vào nguy cơ tuyệt chủng.
Ngoài ra, chương trình còn các chủ đề đa dạng và phong phú nhằm cung cấp thông tin tổng quan nhất cho các bệnh nhân và người nhà của họ về căn bệnh ung thư như: Đại cương về ung thư, những ngộ nhận về bệnh ung thư, cách phòng ngừa ung thư, v.v. đồng thời là phần trình chiếu các PSA (thông điệp truyền thông công ích) của các bác sĩ hàng đầu là đại sứ của chiến dịch và phần giao lưu, đặt câu hỏi trực tiếp cho các bác sĩ khách mời.
Bệnh nhân đặt câu hỏi đề cách điều trị ung thư đúng cách và hiệu quả
Hội thảo “Hiểu đúng về ung thư” là một trong những hoạt động tiêu điểm của chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê” trong năm 2015 tiếp nối sự thành công của hội thảo “Hiểu đúng về ung thư” tại Hà Nội. Ngoài ra, chiến dịch còn tổ chức hội thảo thảo “Sừng tê giác trong Y Học Cổ Truyền và các giải pháp thay thế” diễn ra tại Viện Viện Y Dược Học Dân Tộc TP. Hồ Chí Minh TP HCM vào ngày 27 tháng 09 năm 2015.
Bệnh nhân ung thư kí tên vào bức tranh ủng hộ thông điệp không sử dụng sừng tê giác
Theo GS. BS. Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam chia sẻ:“Nhiều nhà nghiên cứu y khoa trên thế giới đã khẳng định: bột sừng tê giác không có tác dụng điều trị bệnh ung thư. Bệnh nhân nghe theo bác sĩ và các phương pháp chính quy hiện đại bởi ung thư nếu biết sớm sẽ trị lành, tránh dùng sừng tê giác khiến chậm trễ trong việc chữa trị.”
Các cơ quan và phương tiện truyền thông tại Việt Nam cam kết hỗ trợ chiến dịch bao gồm VTV, VTC, An Viên TV, Star Media, Chicilon Media, FBNC, YanTV, Channel B, TVShopping, Báo Đất Việt, Nhịp Cầu Đầu Tư, Đẹp, Thể Thao Văn Hóa Đàn Ông, Doanh nhân, Outlook, Cẩm nang Mua sắm, Phong cách Doanh nhân, Ơi Vietnam, XoneFM, POPs Vietnam, tinmoitruong.vn, tttd.vn, hotnow.vn, chame.vn, đối tác sáng tạo Creative Hunts.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Chuyên gia lên tiếng về những ngộ nhận xung quanh việc điều trị bệnh ung thư
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.