Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Cao dán, đừng tùy tiện !
(16:28:37 PM 13/08/2011)Phải dùng đúng cách
Mỗi loại cao dán có những chỉ định về cách dùng cụ thể, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Chẳng hạn, khi dùng cao dán chống say tàu xe thì cần dán trước 4 giờ.
Mỗi loại cao dán có hướng dẫn sử dụng riêng, ví dụ thuốc chống say tàu xe Scopoderm TTS cần dán vào bụng, nhưng loại chống đau thắt ngực Nitroderm TTS thì phải dán vào vùng ngực (để thuốc thấm trước hết vào vùng cần tác dụng).
Mỗi khi sử dụng cao dán nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
Loại tác dụng toàn thân có khi chứa chất độc, nên phải thận trọng. Chẳng hạn, băng dán dùng trong đau thắt ngực Nitroderm TTS chứa 5 mg hay 10 mg nitroglycerin. Thuốc tác dụng kéo dài nên cứ 24 giờ, cần một băng 5 mg, nếu không đủ hiệu lực thì dùng loại 10 mg. Cần dán đúng giờ, không nên dán thêm khi thuốc cũ vẫn còn hiệu lực.
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng các loại cao dán. Ngoài ra, trẻ em cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng.
Nên hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng miếng băng dán trong 12 giờ/ngày.
Phải rửa sạch tay, lau khô trước khi thao tác.
Vùng da ở chỗ dán cao phải được rửa sạch, ít lông.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp. Bảo quản miếng còn lại bằng cách miết chặt khóa ở miệng gói.
Trường hợp không nên dùng
Sau khi dùng, không nên bỏ miếng dán bừa bãi vì lượng thuốc còn thừa có thể gây hại cho trẻ em nếu chúng lấy dán vào da.
Không dán cao ở nơi da bị kích thích hay trầy xước vì như thế sẽ làm tăng sự thẩm thấu qua da của hoạt chất và có thể gây ngộ độc.
Không dán lên mắt, niêm mạc, vùng da bị trầy xước, vùng da nổi mụn…
Không dán cao quá lâu. Mỗi loại cao dán có chỉ định thời gian dán. Ví dụ, Salonpas chỉ định không dán quá 8 giờ. Nếu để quá lâu, vùng da ở nơi dán có thể bị phỏng.
Không nên dùng băng dán quá liều và quá thời gian chỉ định. Salonpas chỉ định không nên dán quá 3 lần/ngày và quá 7 ngày.
Nếu bạn bị dị ứng với các thuốc dán ngoài da thì không nên sử dụng các loại băng dán.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.