»

Thứ ba, 05/11/2024, 06:41:21 AM (GMT+7)

Cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà

(08:49:18 AM 17/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Đột quỵ gây ra tổn thương ở não bộ và dẫn đến nhiều vấn đề cho bệnh nhân như: yếu hoặc liệt bán thân, liệt mặt; rối loạn cảm giác cơ thể nửa bên bị liệt; ngôn ngữ, trí nhớ bị ảnh hưởng; thay đổi hành vi...

Sau cơn đột quỵ, để gia tăng chất lượng cuộc sống, bệnh nhân cần tham gia một chương trình phục hồi chức năng toàn diện bao gồm vật lý trị liệu, âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, sử dụng dụng cụ trợ giúp và ở một số trường hợp có cả tâm lý trị liệu. Trong suốt quá trình này, gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những bệnh nhân bị mất ngôn ngữ.

Hướng đến sự độc lập

Đừng tiết kiệm lời khen trước những cố gắng của bệnh nhân. Bạn có thể cho là chưa đủ, nhưng với họ, mọi cố gắng đều rất có ý nghĩa. Những khiếm khuyết do đột quỵ thường khiến bệnh nhân tự đánh giá thấp bản thân và dễ sống phụ thuộc vào người khác. Chăm sóc quá mức đôi khi có thể làm tình trạng này trầm trọng hơn. Hãy hỗ trợ khi cần thiết nhưng bạn nên khuyến khích bệnh nhân tự làm trong khả năng cho phép.

An toàn tối đa

Nếu người bị đột quỵ có thể di chuyển với gậy, khung tập đi..., hãy đảm bảo đường đi đủ ánh sáng, không có vật cản, hạn chế trải thảm. Chọn loại giày có độ bám cao, không chật và không cột dây. Bệnh nhân cần dùng giường có độ cao thích hợp để đứng lên ngồi xuống thuận tiện. Những vật dụng cần thiết nhất nên để ở vị trí vừa tầm tay. Với bệnh nhân bị rối loạn cảm giác, nguy cơ bị phỏng, trầy xước... rất cao. Bạn nên thường xuyên nhắc nhở người bệnh về “sự tồn tại” và khuyến khích sử dụng phần nửa bên cơ thể bị yếu/liệt, đồng thời kiểm tra những đồ nóng bệnh nhân sắp sử dụng (thức ăn, đồ uống, nước tắm...) để tránh nguy cơ bị phỏng.

Quá trình chăm sóc của người nhà đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân hồi phục - Ảnh: Shutterstock 

Tận dụng cơ hội để vận động

Mọi sinh hoạt thường ngày, nếu tự thực hiện được, đều là cơ hội luyện tập phục hồi chức năng cho người bị đột quỵ: tắm rửa, ăn uống, di chuyển ngắn trong nhà... Các động tác có thể chậm và không chuẩn xác nhưng người nhà cần khuyến khích bệnh nhân làm bằng hai tay, kể cả tay bị liệt/yếu. Nên chia nhỏ ra nếu những hoạt động này làm người bệnh mệt mỏi.

Tham vấn và ghi chép

Gia đình đừng ngại hỏi bác sĩ hay chuyên gia vật lý trị liệu nếu gặp khó khăn trong lúc chăm sóc người thân. Kiểm tra liều lượng thuốc uống hằng ngày và báo với thầy thuốc về những tiến bộ lẫn sa sút của bệnh nhân. Bạn nên ghi lại các sự kiện diễn ra thường nhật (độ dài đoạn đường đã đi, những động tác thực hiện được, những từ đã nói...) để giúp dễ dàng đánh giá sự tiến bộ của người bệnh.

Hòa nhập cuộc sống

Lâu nay, nhiều người thường đánh giá sự phục hồi của bệnh nhân bị đột quỵ chỉ qua khả năng vận động trở lại của phần cơ thể bị yếu/liệt. Quan niệm này chưa toàn diện và tích cực về việc phục hồi. Theo phân loại ICF của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sự phục hồi có thể xét theo nhiều mặt: phục hồi khiếm khuyết (người bệnh điều khiển tay chân trở lại); phục hồi khả năng hoạt động (người bệnh đi lại được); phục hồi vai trò đối với gia đình, xã hội. Điều quan trọng là các mặt này có thể đạt được một cách độc lập. Chẳng hạn, một người có thể không phục hồi cử động bàn tay nhưng xét về khía cạnh hòa nhập thì họ đã kiếm được việc làm thích hợp, chia sẻ việc nhà, tham gia vào các tổ chức xã hội... Như vậy, người này đã thật sự phục hồi tốt vì đạt được một cuộc sống có ý nghĩa và tích cực sau đột quỵ.

Lê Khánh Điền (Thư ký Hội Vật lý trị liệu TP.HCM)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Tin Môi Trường
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI