Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Bác sĩ tuyến trên được nhận phong bì “dày” hơn tuyến dưới
(17:18:16 PM 06/06/2012)
Cuộc nghiên cứu được tiến hành khá quy mô tại Hà Nội, Sơn La, Đắk Lắk và Cần Thơ trong hai năm 2010 và 2011, qua việc tiếp cận hàng trăm cán bộ y tế và người bệnh, đã chỉ ra thực trạng nhức nhối: Chi phí không chính thức, tức là các khoản phải trả cho dịch vụ hay là hàng hóa mà lẽ ra theo quy định là miễn phí, là hiện tượng phổ biến trong dịch vụ y tế ở VN.
Mức tiền đưa biếu nhân viên y tế - Ảnh chụp lại từ tài liệu
Tuyến trên đưa nhiều hơn tuyến dưới
Theo kết quả nghiên cứu, đưa tiền trực tiếp và để tiền trong phong bì là hai cách phổ biến nhất của tình trạng chi trả các khoản phí không chính thức trong dịch vụ y tế. Các hình thức khác có thể là quà bằng hiện vật và “cơ hội” mà bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân mang lại cho nhân viên y tế.
Theo nhóm nghiên cứu, có sự chênh lệch lớn về giá trị các khoản tiền đưa theo phong bì giữa các bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới, giữa các cơ sở y tế ở thành thị và nông thôn, dao động từ 50.000 đồng đến 5 triệu đồng; một số trường hợp ngoại lệ có giá trị lên tới vài chục triệu đồng.
Nhân viên y tế nói chung làm việc tại khoa Ngoại, hoặc Cấp cứu, trực tiếp chăm sóc bệnh nhân được nhận phong bì nhiều hơn so với các khoa Đông y, Cơ xương khớp.
Bác sĩ hoặc phẫu thuật viên nhận được phong bì có giá trị lớn hơn so với điều dưỡng hoặc hộ lý. Tuy nhiên, tại khoa Sản thì bác sĩ và nữ hộ sinh nhận phong bì ngang nhau.
Trong khi hầu hết nhân viên y tế ở các cơ sở y tế trung ương và địa phương cho rằng các khoản chi phí không chính thức là do người bệnh tự nguyện thì có ½ bệnh nhân được phỏng vấn cho biết họ đưa tiền hay quà vì thấy “mọi người đều làm như vậy” và 1/3 số bệnh nhân cho biết nếu không có phong bì thì các bác sĩ sẽ “thờ ơ”.
Nghiên cứu cũng cho thấy có rất nhiều lý do để bệnh nhân đưa phong bì, như: giúp họ được quan tâm và điều trị hoặc được điều trị với chất lượng tốt hơn, có được vật dụng khi nằm viện hoặc để được chuyển tuyến cao hơn theo nguyện vọng hay để khỏi cảm thấy xấu hổ vì người khác đưa nhưng mình không đưa. Thậm chí, không ít bệnh nhân cho rằng “nếu không đưa phong bì thì sẽ không được nhìn ngó đến”.
Ngược lại, về phía nhân viên y tế, lý do họ nhận tiền hoặc phong bì là để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, để mở rộng quan hệ xã hội hoặc đơn giản là để không làm bệnh nhân thất vọng.
Chống chỉ là hình thức
Theo nhóm nghiên cứu, các nhân viên y tế khi được hỏi đều cho rằng không có sự khác biệt trong chất lượng điều trị cho bệnh nhân, dù họ có hay không đưa phong bì. Tuy nhiên, các bác sĩ và điều dưỡng được phỏng vấn cũng cho rằng phong bì có thể giúp bệnh nhân được “tư vấn nhẹ nhàng” như tư vấn lâu hơn với bệnh nhân, thái độ giao tiếp tốt hơn, quan tâm hơn sau phẫu thuật.
Buổi công bố kết quả nghiên cứu chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế - Ảnh: Thái Sơn
“Từ khía cạnh công bằng trong chăm sóc sức khỏe, chất lượng điều trị chắc chắn bị ảnh hưởng khi ưu tiên điều trị không được thực hiện căn cứ theo tình trạng bệnh tật mà bị tác động bởi tiền bạc”, bác sĩ Trần Tuấn, Giám đốc RTCCD nói.
Theo nghiên cứu, cả nhân viên y tế và các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng các khoản chi phí không chính thức có tác động tiêu cực tới dịch vụ y tế ở Việt Nam, làm xói mòn niềm tin và sự tôn trọng của bệnh nhân đối với hệ thống y tế, đồng thời có thể gây mâu thuẫn trong nội bộ khoa phòng của các cơ sở y tế.
Đáng chú ý, cả người cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế cũng như các nhà hoạch định chính sách đều phê phán các khoản chi phí không chính thức. Nhiều cơ sở đã áp dụng các hình biện pháp để kiểm soát như mở hòm thư góp ý của bệnh nhân, kỷ luật cán bộ nhận phong bì. Tuy nhiên, biện pháp này đa phần còn mang tính hình thức và chưa đạt được hiệu quả cao.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.