Sống xanh » Ẩm thực xanh
Lủng nồi với món nấm khoang
(19:36:23 PM 05/11/2014)
Vợ chồng ông La Mô Thăng vừa tìm được một khoang nấm ở bìa rừng sau nhà
Mùa nấm khoang đến! Chỉ nghe đến đó thôi là dân các xã miền núi ở Phú Yên đã thấy phấn chấn hẳn lên. Người thì xuýt xoa khi sắp được thưởng thức loại nấm ngon tuyệt đỉnh. Kẻ khác lại vui mừng vì túi rủng rẻng tiền do bán được với giá rất cao.
Nấm khoang (tiếng Phú Yên gọi là nấm phan) là loại nấm tự nhiên mọc từ đất ở những nơi đất ẩm, phần lớn mọc trong rừng. Do nấm mọc rải rác theo khoang, khoang nhỏ dăm cái nhưng người nào may mắn gặp đến khoang lớn thì hái cả gánh nên gọi là nấm khoang. Nấm khoang có hình dáng giống như nấm mối, màu trắng, nhỏ hơn nấm mối nhưng lại ngon, ngọt hơn nhiều.
Mỗi năm nấm khoang chỉ mọc 4 đợt, mỗi đợt cũng chỉ kéo dài 3-4 ngày, chủ yếu có trong 2 tháng 10 và 11 dương lịch. Khi mưa đã đủ ấm lòng đất, không khí ngoài trời se se lạnh thì nấm ta mới chịu mọc. Ông Trần Lê Kha (ngụ xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa), cho biết trong tiết trời ấy sáng ra mang giỏ vào rừng thế nào cũng có nấm.
Mẹ con chị Trần Thị Thu Thảo mừng rỡ khi tìm được một khoang nấm ở bìa rừng xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa. Ảnh: Trần Lê Kha
Hai ngày qua, nấm khoang mọc rộ, ở các xã miền núi Phú Yên vui như trẩy hội. Khi gà rừng cất tiếng gáy đầu tiên đã nghe người dân í ới gọi nhau đi hái nấm.
Tôi phải chạy xe máy vào chiều hôm trước, ở lại đêm tại nhà ông La Mo Thăng (xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân) để kịp sáng sớm hòa vào dòng người đi hái nấm mới “có phần” và hái được nấm búp, bán được giá cao hơn.
Rạng sáng, trời còn tối đen nhưng cả xóm đã rục rịch lên đường với đèn pin cùng lỉnh kỉnh rổ rá. “Chú em chắc tìm hơi khó đấy. Tụi tui không chỉ tìm bằng mắt mà con bằng mũi nữa. Khi nấm mọc lên khỏi mặt đất thì nó tỏa ra mùi thơm rất nhẹ và rất quyến rũ. Nhưng chú em chẳng nghe được đâu”- ông Thăng truyền kinh nghiệm. Mà đúng thật, khi vào rừng tôi chẳng nhận ra mùi hương nào. Chỉ đến khi ông Thăng đưa cho tay nấm vừa mới hái, gí sát mũi thì mới nhận ra mùi thơm rất thoảng, rất riêng của nấm khoang.
Ông Thăng chỉ cho tôi khoang nấm nhỏ vài chục cái vừa tìm thấy. Những tay nấm như chiếc dù chưa bung lấp ló dưới đám lá mục cứ mời gọi đến không cưỡng lại được.
Ai tìm thấy khoang nấm trước thì như xí phần, không ai tranh hái, nhưng cứ như sợ nấm chạy mất, chưa hái cái này đã muốn hái cái kia.. Cầm tay nấm trong tay mà cứ như cầm quả trứng mỏng, sợ dập, sợ vỡ.
Chỉ mới 8 giờ sáng, cả đoàn đã í ới gọi nhau về. Ngoài khoang nấm ông Thăng chỉ cho, suốt 4 giờ, tôi chỉ tìm được thêm 1 khoang nấm nhỏ nữa vẫn chưa đến 1kg. Nhiều người nhanh tay lẹ mắt hái được 3 – 5 kg. “Chú em vậy là giỏi rồi. Tụi anh biết chỗ mới hái được nhiều như vậy. Cái này ra chợ bán cũng được hơn 500.000 đồng, có tiền gởi cho thằng con đang học”- ông La Mô Pin nói như an ủi tôi.
Hóa ra hái nấm không phải là chuyện may rủi mà phần nhiều nhờ kinh nghiệm. Nếu như năm trước khoang nấm mọc ở vị trí nào đó thì năm sau cũng chỉ mọc lẩn quẩn ở gần đấy. Người hái nấm chỉ cần nhớ năm trước mình hái nấm ở đâu thì năm sau cứ đến ngay vị trí đó, tìm xung quanh sẽ có.
Chẳng thể nào ăn được nấm khoang đầu mùa vì nấm không chỉ mọc ít mà người đi săn nấm bao giờ cũng lắc đầu “để sắp nhỏ ăn”, không bán dù được trả với giá cao. Chỉ khi mùa nấm khoang rộ lên, các ngả đường gần chợ ở các xã miền núi đâu đâu cũng thấy nấm thì nấm mới được bán giá từ 80.000 đến 140.000 đồng/kg.
Nấm khoang nấu món gì cũng ngon. Lẩu nấm, canh nấm, nấm khoang nấu mẳn…chỉ cần nêm tí muối, ớt sim rừng xanh là ngọt đến… lủng nồi.
Khi nấu nấm khoang, người miền núi thường nêm vào một ít bông nhím (loại bông mọc trên rừng) hoặc ít lá é trắng để dậy mùi thơm của nấm.
Tuy nhiên, có một món được cho là “đệ nhất” đối với nấm khoang nhưng người chuyên hái nấm chẳng bao giờ dám ăn đó là món nấm nướng.
Nấm khoang sau khi làm sạch, cho vào ít muối ớt, gói lại trong lá chuối rồi nướng trên lò than. Khi thấy bên ngoài lá chuối sém vàng thì lấy ra ăn.
Vị ngọt, thơm nguyên chất của nấm khoang cứ chạy dài từ đầu lưỡi đến tận dạ dày. Món này người chuyên hái nấm không dám ăn vì cho rằng nếu nướng thì gốc khoang nấm sẽ bị nóng và chạy đi mất, năm sau sẽ không hái được nấm.
Theo ông Trần Lê Kha, với người chuyên hái nấm khoang, việc làm sạch tay nấm cũng lắm kiêng kỵ. Vì cho rằng nấm sợ kim khí, gốc nấm sẽ chạy mất nên việc người hái nấm không dùng đến dao kéo mà thay vào đó là một miếng cật tre mỏng để thay dao.
Nấm phải được làm sạch khi khô trước khi rửa vì nếu không đất cát sẽ dính chặt vào các khe của tai nấm, khó rửa sạch. Sau khi hái nấm về, người ta lật úp tay nấm rồi búng nhẹ lên mũ nấm mấy cái cho đất, cát trong khe nấm rớt ra rồi mới dùng miếng cật tre vuốt bỏ lớp đất cát còn dính bên ngoài, sau đó rửa rạch. Để nấm khoan ăn được giòn, giữ được vị ngọt, ngon, nấm chỉ nấu vừa chín tới.
Chợ nấm Hai Riêng (huyện Sông Hinh) đông vui trong ngày 4-11
Nấm khoang, một loại nấm được nhiều người “mê” ở Phú Yên
Nấm khoang nấu mẳn, món có thể làm lủng nồi trôi rế khi bạn lỡ cầm đến đôi đũa
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?