Sống xanh » Ẩm thực xanh
E.coli có thực sự đáng sợ ?
(22:10:00 PM 30/06/2011)Ảnh minh họa tinmoitruong.com.vn
E.coli là viết tắt của thuật ngữ Escherichia Coli để chỉ một nhóm vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa của con người và động vật, thường được gọi là trực khuẩn đại tràng vì bình thường chúng ký sinh ở đại tràng. Thực ra, phần lớn các vi khuẩn E.coli không có ảnh hưởng gì đáng kể đến sức khỏe trừ một số có thể gây tiêu chảy và tùy vào địa phương, độ tuổi người bệnh mà các vi khuẩn trên đây có những ảnh hưởng khác nhau.
Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, người ta đã phát hiện chủng E.coli mới ký hiệu là E.coli O157: H7. Đây là chủng phổ biến nhất trong các E.coli gây bệnh tiêu chảy. Ở vài bệnh nhân, vi khuẩn này có thể gây rối loạn máu và suy thận, thậm chí dẫn đến tử vong. Với trận dịch vừa qua ở châu Âu, vi khuẩn bị coi là thủ phạm là dạng đột biến của hai chủng vi khuẩn E.coli khác nhau. Đây là chủng vi khuẩn mới có những đặc tính khiến chúng nguy hiểm hơn nhiều so với hàng trăm loại chủng vi khuẩn E.coli trong ruột người.
Nguyên nhân nào dẫn đến nhiễm E.coli? Trước hết phải khẳng định đây là bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường phân – tay – miệng. Chúng ta bị lây nhiễm E.coli từ phân qua các vật trung gian như bàn tay, vật dụng, thức ăn, nước uống… và được đưa vào cơ thể qua miệng. E.coli có thể xâm nhập vào thịt gia cầm hay thịt heo trong quá trình làm thịt nên nếu thịt bị nhiễm và không nấu chín thì vi khuẩn có thể sống sót và thịt vẫn bị nhiễm khuẩn.
Chúng ta cũng có thể nhiễm E.coli qua tắm sông nếu nước bị nhiễm khuẩn hay nước chưa được khử trùng bằng chlorine. Người ngộ độc thấy đau bụng dữ dội, đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, ít khi nôn mửa, thân nhiệt có thể hơi sốt. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể sốt cao, mỏi mệt, chân tay co quắp, đổ mồ hôi.
Nhiều người bị nhiễm E.coli mà không có triệu chứng và cũng không mắc bệnh. Khi bệnh nhân bị nhiễm E.coli nghiêm trọng (tức có thể làm rối loạn máu và suy thận) thường có thêm các biểu hiện như da xanh, lạnh, yếu cơ, tiểu ít… Thời gian ủ bệnh của E.coli từ 2 - 20 giờ. Tùy từng trường hợp mà biểu hiện bệnh khác nhau nhưng phần lớn các trường hợp nhiễm E.coli thường tự hồi phục, điều trị chủ yếu bằng bù nước và điện giải.
Cách tốt nhất để phòng bệnh là thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh môi trường, rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh. Nơi chưa có nước sạch, tốt nhất là hứng nước mưa hoặc dùng nước máy đã qua xử lý để nấu nước uống và nấu ăn. Nếu phải dùng nước sông, suối, ao, hồ, kênh rạch thì phải làm trong và khử khuẩn (có thể sử dụng phèn chua hoặc viên cloramin B để khử khuẩn). Nước đã khử khuẩn phải đun sôi mới uống.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?