Sống xanh » Ẩm thực xanh
Chuột miền Tây từ đồng ruộng thành đặc sản như thế nào?
(15:11:36 PM 08/12/2014)Chuột đồng ở miền Tây có quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa lúa chín. Nhiều người dân thành lập đoàn từ 5 đến 7 người đi săn chuột ở ngoài đồng.
Săn chuột có nhiều hình thức như đào hang, bẫy, xiên hoặc đuổi cù trong ruộng lúa.
Cách săn chuột phổ biến nhất hiện nay là dùng chó săn để đánh hơi những hang chuột đang sinh sống.
Anh Lê Văn Phương, ở xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, cùng chú chó và 4 người bạn đang đi đào chuột ngoài đồng cho biết, đang vào mùa chuột, từ sáng tới chiều các anh bắt khoảng 10-15 kg/ngày, nhưng bữa nay lại bắt gần 20 kg chuột có thể bán gần 1 triệu đồng.
Những con chuột đồng vừa được người đi săn đào bắt ra từ trong hang. Trung bình một hang người săn sẽ bắt từ 1-10 con (tùy hang chuột ở nhiều hay ít).
Theo những tay săn chuột chuyên nghiệp, thường săn chuột kiểu đào hang đa phần bắt chuột sống, bẻ răng không cho chúng cắn với nhau và đồng thời cũng không cắn người bắt. Khi mang bán cho thương lái giá sẽ cao. Còn cách bắt chuột dùng chĩa đâm hay đổ nước vào hang thường làm chuột chết bán sẽ mất giá hơn 50% so với chuột sống.
Hiện giá các loại thịt chuột đã tăng bình quân từ 5.000 đến 10.000 đồng/kg so với năm trước. Giá chuột cống nhum từ 80.000 đến 120.000 đồng/kg; chuột cơm sống 50.000-70.000 đồng/kg (tùy loại). Thương lái đi thu gom chuột của người săn bắt để đem bán lại cho các vựa.
Chợ chuột Phù Dật ở xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) được xem là lớn nhất miền Tây. Đây là điểm tập kết tiêu thụ chuột đồng trong nước và cả từ Campuchia mang qua bán.
Chợ chuột nơi đây mua bán sôi động nhất từ 5 - 9h sáng, mỗi ngày có từ 3 - 5 tấn chuột được thu mua làm thịt để tiêu thụ cho các nhà hàng và quán nhậu ở các tỉnh miền Tây, TP.HCM và cả miền Bắc.
Chợ chuột Phù Dật nằm gọn trên ấp Bình Chiến. Trong ấp có khoảng 600 hộ thì có trên 200 hộ sống bằng nghề săn bắt, làm thuê và kinh doanh chuột. Nhờ chợ này mà hàng trăm lao động có công ăn việc làm, thu nhập ổn định.
Chị Cao Thị Thúy Hằng, người làm công lột da chuột ở chợ Phù Dật cho biết vào mùa chuột rộ bình quân mỗi ngày chị lột da, móc ngũ tạng, chặt đầu, chặt đuôi, chân…từ 50 - 70 kg, chủ trả tiền công gần 100.000 đồng.
Nhiều người cứ nhìn thấy chuột là khiếp sợ nhưng với người dân nơi đây, chuột đã trở thành con vật, món ăn quá quen thuộc. Đây cũng là món nhậu không thể thiếu trong thực đơn tại các nhà hàng lớn trong khu vực.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?