Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Chuột miền Tây từ đồng ruộng thành đặc sản như thế nào?

(15:11:36 PM 08/12/2014)
(Tin Môi Trường) - Thịt chuột ở miền Tây trở thành đặc sản có mặt trong các nhà và quán nhậu giá từ 50.000 -120.000 đồng/kg. Vào mùa, người dân ở miền Tây lại đổ xô rủ nhau đi săn chuột.

 Chuột miền Tây từ đồng ruộng thành đặc sản như thế nào?

Chuột đồng ở miền Tây có quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa lúa chín. Nhiều người dân thành lập đoàn từ 5 đến 7 người đi săn chuột ở ngoài đồng. 

 

 Chuột miền Tây từ đồng ruộng thành đặc sản như thế nào?

Săn chuột có nhiều hình thức như đào hang, bẫy, xiên hoặc đuổi cù trong ruộng lúa.

 

 Chuột miền Tây từ đồng ruộng thành đặc sản như thế nào?

Cách săn chuột phổ biến nhất hiện nay là dùng chó săn để đánh hơi những hang chuột đang sinh sống.

 

 Chuột miền Tây từ đồng ruộng thành đặc sản như thế nào?

Anh Lê Văn Phương, ở xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, cùng chú chó và 4 người bạn đang đi đào chuột ngoài đồng cho biết, đang vào mùa chuột, từ sáng tới chiều các anh bắt khoảng 10-15 kg/ngày, nhưng bữa nay lại bắt gần 20 kg chuột có thể bán gần 1 triệu đồng. 

 

 Chuột miền Tây từ đồng ruộng thành đặc sản như thế nào?

Những con chuột đồng vừa được người đi săn đào bắt ra từ trong hang. Trung bình một hang người săn sẽ bắt từ 1-10 con (tùy hang chuột ở nhiều hay ít).

 

Chuột miền Tây từ đồng ruộng thành đặc sản như thế nào?

Theo những tay săn chuột chuyên nghiệp, thường săn chuột kiểu đào hang đa phần bắt chuột sống, bẻ răng không cho chúng cắn với nhau và đồng thời cũng không cắn người bắt. Khi mang bán cho thương lái giá sẽ cao. Còn cách  bắt chuột dùng chĩa đâm hay đổ nước vào hang thường làm chuột chết bán sẽ mất giá hơn 50% so với chuột sống.

 

Chuột miền Tây từ đồng ruộng thành đặc sản như thế nào?

Hiện giá các loại thịt chuột đã tăng bình quân từ 5.000 đến 10.000 đồng/kg so với năm trước. Giá chuột cống nhum từ 80.000 đến 120.000 đồng/kg; chuột cơm sống 50.000-70.000 đồng/kg (tùy loại). Thương lái đi thu gom chuột của người săn bắt để đem bán lại cho các vựa.

 

Chuột miền Tây từ đồng ruộng thành đặc sản như thế nào?

Chợ chuột Phù Dật ở xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) được xem là lớn nhất miền Tây. Đây là điểm tập kết tiêu thụ chuột đồng trong nước và cả từ Campuchia mang qua bán.

 

Chuột miền Tây từ đồng ruộng thành đặc sản như thế nào?

Chợ chuột nơi đây mua bán sôi động nhất từ 5 - 9h sáng, mỗi ngày có từ 3 - 5 tấn chuột được thu mua làm thịt để tiêu thụ cho các nhà hàng và quán nhậu ở các tỉnh miền Tây, TP.HCM và cả miền Bắc.

 

Chuột miền Tây từ đồng ruộng thành đặc sản như thế nào?

Chợ chuột Phù Dật nằm gọn trên ấp Bình Chiến. Trong ấp có khoảng 600 hộ thì có trên 200 hộ sống bằng nghề săn bắt, làm thuê và kinh doanh chuột. Nhờ chợ này mà hàng trăm lao động có công ăn việc làm, thu nhập ổn định.

 

Chuột miền Tây từ đồng ruộng thành đặc sản như thế nào?

Chị Cao Thị Thúy Hằng, người làm công lột da chuột ở chợ Phù Dật cho biết vào mùa chuột rộ bình quân mỗi ngày chị lột da, móc ngũ tạng, chặt đầu, chặt đuôi, chân…từ 50 - 70 kg, chủ trả tiền công gần 100.000 đồng.

 

Chuột miền Tây từ đồng ruộng thành đặc sản như thế nào?

Nhiều người cứ nhìn thấy chuột là khiếp sợ nhưng với người dân nơi đây, chuột đã trở thành con vật, món ăn quá quen thuộc. Đây cũng là món nhậu không thể thiếu trong thực đơn tại các nhà hàng lớn trong khu vực.

 

Ngọc Trinh/NZ