Sống xanh » Ẩm thực xanh
Ăn mà không trả tiền: Xử lý ra sao?
(21:34:19 PM 22/07/2013)
Ảnh minh họa
Tuy nhiên nhìn chung các nước đều xác định hành vi ăn rồi bỏ đi, không thanh toán tiền không phải là một loại tội phạm, mà mang tính chất vi phạm và thiếu văn hóa. Do đó, cảnh sát sẽ không nhập cuộc trong trường hợp này mà nhà hàng phải tự xử lý và chịu các thiệt hại, nếu có.
Các nhà hàng cần phải hiểu ý nghĩa của điều này vì thông thường khách hàng không có ýđịnh vào nhà hàng để ăn rồi bỏ chạy, mà chỉ khi có cơ hội thì tránh thanh toán. Chẳng hạn, một nhóm người vào nhà hàng ăn uống, trong quá trình đó, một số người vào nhà vệ sinh rồi lẻn đi, những người còn lại thấy họ cũng không đủ tiền thanh toán nên tìm cách tránh sự chú ý của nhân viên nhà hàng để lặng lẽ rời bàn ăn.
Nếu không phát hiện khách ăn xong rồi bỏ đi, không thanh toán thì có một số cách để xử lý: Đến cuối ca, nhà hàng kiểm tra lại hóa đơn bán hàng lẫn phần thu vào, nếu chênh lệch thiếu thì nhân viên phục vụ khu vực (có thể cả quản lý khu vực) đó chịu trách nhiệm bỏ tiền túi ra đền.
Dĩ nhiên, rất khó phát hiện vị khách nào có ý định ăn xong rồi không trả tiền. Đặc biệt, trong lúc cao điểm, việc kiểm soát trở nên khó khăn gấp bội. Thông thường các nhà hàng phân công nhân viên phụ trách một số khu vực, có nhiệm vụ thường xuyên giám sát các bàn ăn để đảm bảo khách được phục vụ đầy đủ lẫn kiểm soát được việc thanh toán tiền của họ. Ở những nhà hàng lớn còn có cấp quản lý giám sát khu vực để hỗ trợ nhân viên và cùng kiểm soát những gì đang diễn ra tại nhà hàng.
Thực tế việc quy trách nhiệm cho nhân viên phụ trách có ý nghĩa giúp họ nhạy bén hơn để phát hiện hành vi “ăn chùa” của khách, và cũng để tránh hành vi gian lận của chính nhân viên, tức khách đã thanh toán nhưng báo chưa để bỏ túi riêng.
Ở một số nước, việc bắt nhân viên phải trả tiền cho khách ăn xong mà trốn thanh toán là trái luật vì số tiền không được thanh toán có khi vượt quá thu nhập trong tháng của họ. Tuy nhiên, nhân viên luôn đối mặt với việc phải chấp nhận trả tiền cho kẻ khác ăn gian để giữ việc hoặc chấp nhận mất việc để khỏi thanh toán. Các nhà hàng vẫn có thể “lách luật” bằng cách buộc nhân viên thanh toán từng phần hay trừ lương mỗi tháng.
Nếu bắt được khách ăn mà không trả tiền thì phải kiểm soát tình huống một cách tối ưu. Đòi nợ thô bạo không phải là cách giải quyết trong mọi trường hợp. Đừng nghĩ rằng họ là ăn trộm mà cho nhân viên đánh đập khách. Làm ầm ĩ mọi việc tại nhà hàng không phải là chuyện tốt. Có thể yêu cầu họ bỏ lại vật có giá trị để về nhà lấy tiền thanh toán hay gọi bạn bè, người thân đến nhà hàng trả tiền hộ. Nguyên tắc quan trọng nhất là nhìn vào khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu thực sự họ quá khó khăn, không thể trả được một lúc thì có thể cho họ trả làm nhiều đợt, tùy vào số tiền nợ ít hay nhiều.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?