Sống xanh » Ẩm thực xanh
Bí ẩn các làng ung thư sắp được giải mã
(20:03:50 PM 18/06/2011) Các nhà khoa học Việt Làng ung thư - có oan uổng
Bộ trưởng Mai Ái Trực thăm bệnh nhân ở “làng ung thư” tại Hải Phòng (ST)
Đến nay, những cái tên làng ung thư đã được tung ra trong công chúng có thể nhắc đến như làng Thạch Khê (Phú Thọ), làng Đồng Lỗ, Ứng Hòa (Hà Tây), làng Thủy Nguyên (Hải Phòng), làng Cờ Đỏ, xã Diễn Hải (Diễn Châu, Nghệ An), làng Kim Thành, Đức Thành (Yên Thành, Nghệ An), làng Thanh Lê Thiệu Trung (Thiệu Phong, Quảng Trị), v.v... Các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Thanh Hóa, TT - Huế, Quảng Nam đều có làng ung thư bị nêu tên.
Những ngôi làng nổi tiếng với truyền thống văn hóa làng nghề cũng bị liệt vào nguy cơ bị ung thư như: làng Vạn Phúc, Đường Lâm. Nhiều làng còn được miêu tả với từ ngữ “Ra ngõ là gặp ung thư”, “ngõ chết chóc”...
Liệu ung thư ở Việt Nam có nhiều đến mức phải gọi làng có tỷ lệ người bị ung thư trung bình thành làng ung thư không. PGS-TS Phạm Duy Hiển - Phó Giám đốc Bệnh viện K, trưởng đoàn kiểm tra thực trạng ung thư tại một số làng ung thư mà báo chí phản ánh, cho rằng, gọi làng ung thư là rất phản cảm và thường không đạt được hiệu quả về tuyên truyền phòng chống ung thư.
Một số làng mà đoàn đến kiểm tra thì thấy tỷ lệ người bị ung thư thấp, thậm chí có nơi làng đó còn là làng văn hoá, đời sống người dân khá ổn định và không đáng để bị chụp mũ là làng ung thư.
PGS Hiển cho biết, tỷ lệ dân mắc ung thư ở Việt Nam không cao hơn nhiều nước phát triển khác. Thực tế này đang cần những nghiên cứu sâu hơn về làng ung thư, giúp người dân hiểu rõ hơn về ung thư và góp phần điều trị ung thư tốt hơn.
Cá chuyển gene Madaka - giải nỗi oan
Cá Medaka đột biến gene áp chế ung thư |
Để xem xét môi trường ô nhiễm ở nơi nào đó có phải là tác nhân độc nhất gây ung thư hay không, các nhà khoa học đã nghĩ đến việc cần có các nghiên cứu đưa ra được bằng chứng có đối chứng.
Tháng 7/2007, các nhà khoa học gồm PGS-TS Nguyễn Ngọc Hùng, TS Tạ Thành Văn (Đại học Y Hà Nội) thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: “Nghiên cứu thực trạng và ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do một số chất hữu cơ khó phân huỷ (POPs) gây tổn thương gene”.
Nhóm nghiên cứu này kết hợp với các nhà khoa học thuộc Đại học Kyoto (Nhật Bản) đánh sập gene áp chế ung thư trên cá Medaka để sử dụng chúng như một chỉ điểm sinh học đánh giá khả năng gây ung thư của các hóa chất môi trường ô nhiễm. Ngoài ra, còn lấy huyết thanh, máu và sữa các bà mẹ để nghiên cứu.
Theo TS Tạ Thành Văn, khi cá Medaka bị đánh sập gene áp chế ung thư (gen P 53), khả năng cá bị ung thư rất cao. Nếu đưa cá vào môi trường bị ô nhiễm tại Thạch Sơn trong tình thế không còn gene áp chế ung thư thì cá Medaka sẽ bị ung thư là đúng quy luật.
Trong trường hợp cá Medaka không bị ung thư khi thả vào môi trường làng ung thư, chắc chắn môi trường đó không thể gọi là ô nhiễm và càng không thể gọi đó là làng ung thư.
Trong giai đoạn đầu nghiên cứu, các nhà khoa học tại Đại học Y Hà Nội đã thành công bước đầu là đánh sập được gene áp chế ung thư của cá Medaka ngay tại Việt Nam. Ngay từ bây giờ các nhà khoa học có thể mang cá Medaka đi xác định mức độ ô nhiễm gây ung thư và kết luận nơi nào đó có phải là làng ung thư hay không.
Với những người từng sống tại các làng ung thư đã chuyển đi nơi khác sống cần xác minh nguy cơ họ bị ung thư ra sao vì từng sống ở làng ung thư mà cá Medaka không xác minh được, các nhà khoa học sẽ tiến hành lấy máu, huyết thanh, sữa mẹ (kèm theo các thông tin về tiền sử nơi ở, nghề nghiệp, các bệnh đã mắc, thuốc dùng...) để xét nghiệm và khẳng định bí ẩn này.
Các mẫu huyết thanh, sữa mẹ sẽ đưa vào labo Gene-Protein tại trường Đại học Y Hà Nội để triển khai mô hình nghiên cứu trên cá Medaka biến đổi gene ung thư.
Như vậy, đến năm 2009, hàng nghìn hộ dân đã và đang sống ở làng bị mang tiếng là ung thư sẽ có cơ hội biết mình có nguy cơ bị ung thư ra sao nhờ nghiên cứu từ dự án này.
Thực ra, ngay trong năm 2007, với sự trợ giúp của GS Takeda và các cộng sự trường Đại học Kyoto (Nhật Bản), PGS Nguyễn Ngọc Hùng và TS Tạ Thành Văn chứng minh được rằng, các tế bào của cá Medaka thường bị chết nhiều hơn (do ADN bị tổn thương) so với các loài cá khác khi thả vào môi trường, song không hoàn toàn bị ung thư.
Như vậy, những nghiên cứu này sẽ là bằng chứng chống lại rất nhiều sự chụp mũ về khoa học khi gọi vùng đất có tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư cao là làng ung thư. Các nhà khoa học cũng đánh giá, nghiên cứu này cũng sẽ góp phần tích cực vào chiến lược phòng chống và chữa trị ung thư tại Việt Nam trong giai đoạn tới.
(Theo Tiền Phong)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?