10 cách dùng sữa không khoa học
(20:57:17 PM 01/10/2012)
1. Sữa càng đặc càng tốt?
Có người cho rằng, sữa càng đặc, cơ thể sẽ càng có nhiều dinh dưỡng, điều này không khoa học. Cái gọi là sữa quá đặc là chỉ trong sữa thêm nhiều bột nhưng ít nước, làm cho nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn tỉ lệ bình thường. Cũng có người lo sợ sữa tươi quá nhạt nên thêm sữa bột vào trong sữa.
Nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính. Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.
2. Sữa thêm nhiều đường càng tốt?
Sữa không cho đường không dễ tiêu hóa, đây là “kiến thức chung” ai cũng biết. Thêm đường là để tăng thêm nhiệt lượng carbohydrates cung cấp, nhưng phải chú ý định lượng, thông thường mỗi 100ml sữa thêm 5-8g đường.
Trong sữa nên cho loại đường nào? Tốt nhất là đường mía, đường mía sau khi vào đường tiêu hóa bị tiêu hóa phân giải, biến thành glucose được cơ thể hấp thụ. Độ ngọt của glucose thấp, nhưng dùng nhiều sẽ dễ vượt quá phạm vi quy định.
Còn vấn đề nên cho đường vào lúc nào? Nếu cùng làm nóng đường và sữa, sẽ làm cho lysine trong sữa gây ra phản ứng với đường ở độ nhiệt cao (80℃-100℃), hình thành chất glycosyl lysine gây hại. Chất này không những không được cơ thể hấp thụ mà còn gây nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, nên đun sôi sữa xong để nguội đến nhiệt độ ấm (40℃-50℃) sau đó mới cho đường vào trong sữa hòa tan.
3. Sữa có thêm Chocolate?
Có người cho rằng, mặc dù sữa thuộc loại thực phẩm có protein cao, chocolate lại là thực phẩm năng lượng, hai loại kết hợp lại nhất định có ích lớn cho sức khỏe. Thực tế lại không như vậy.
Sữa trong dịch thể thêm chocolate sẽ làm cho can-xi trong sữa và acid oxalic trong chocolate sản sinh ra phản ứng hóa học, hình thành “can-xi oxalic acid”. Thế là, chất can-xi vốn dĩ có giá trị dinh dưỡng lại biến thành một chất gây hại cho cơ thể, từ đó gây ra thiếu can-xi, đau bụng, trẻ em sinh trưởng chậm, tóc lông xơ cứng, dễ gãy xương và tăng tỉ lệ phát bệnh sỏi đường tiết niệu...
4. Uống thuốc cùng với sữa, lợi 2 trong 1?
Có người cho rằng, đồ uống có dinh dưỡng uống cùng với thuốc chữa bệnh nhất định sẽ có ích, thực tế đây là sai lầm hoàn toàn. Sữa có đủ ảnh hưởng rõ rệt đối với tốc độ hấp thụ thuốc trong cơ thể, làm cho độ đậm đặc của thuốc trong huyết dịch thấp hơn so với người uống thuốc không uống sữa trong thời gian nhất định. Uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm cho thuốc hình thành màng bao phủ trên bề mặt, làm cho can-xi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm... gây phản ứng hóa học với thuốc, hình thành chất hòa tan không phải nước, điều này không chỉ làm giảm thấp hiệu quả thuốc, còn có thể gây nguy hại cho cơ thể, vì vậy trong 1-2 tiếng trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.
5. Dùng sữa chua cho trẻ em uống?
Sữa chua là một loại đồ uống mạnh khỏe có lợi cho tiêu hóa, có phụ huynh thường dùng sữa chua chăm cho trẻ uống. Tuy nhiên, vi khuẩn acid lactic trong sữa chua hình thành nên kháng sinh, mặc dù có thể khống chế rất nhiều vi khuẩn nguồn bệnh sinh trưởng, nhưng đồng thời cũng phá vỡ điều kiện sinh trưởng nhóm vi khuẩn bình thường có ích đối với cơ thể, còn ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thông thường, đặc biệt là trẻ em mắc chứng viêm dạ dày đường ruột và trẻ em sinh non. Nếu cho những trẻ đó uống sữa chua có thể sẽ gây ra nôn mửa và viêm ruột dạng hoại tử.
6. Thêm nước cam hoặc nước chanh vào trong sữa để tăng hương vị?
Thêm nước cam hoặc nước chanh vào trong sữa xem ra là một biện pháp tốt, nhưng trên thực tế, nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein.
7. Thêm sữa vào trong cháo?
Có người cho rằng, làm như thế có thể làm cho dinh dưỡng hỗ trợ lẫn nhau. Thực tế cách làm này rất không khoa học. Trong sữa hàm chứa vitamin A, còn cháo chủ yếu tinh bột là chính, trong đó hàm chứa Lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A. Trẻ em nếu dung nạp không đủ vitamin A sẽ làm cho trẻ em phát triển chậm chạp, cơ thể yếu nhiều bệnh, vì vậy dù là để bổ sung dinh dưỡng thì cũng cần phân khai sử dụng hai loại này.
8. Sữa cần phải nấu sôi?
Thông thường, nhiệt độ khử độc của sữa yêu cầu không cao, ở 70℃ sử dụng 3 phút, 60℃ sử dụng 6 phút là được. Nếu nấu sôi, nhiệt độ đạt đến 100℃, chất lactose trong sữa sẽ xuất hiện hiện tượng cháy, đường cháy có thể dẫn đến ung thư. Ngoài ra, can-xi trong sữa sau khi nấu sôi sẽ xuất hiện hiện tượng kết tủa phốt phát, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của sữa.
9. Sữa đựng trong bình để dưới ánh nắng có thể tăng thêm vitamin D?
Có người xem quảng cáo biết rằng: bổ sung can-xi còn cần bổ sung vitamin D. Ánh mặt trời lại là nguồn vitamin D thiên nhiên dễ hấp thụ nhất, thế là tìm cách rót sữa vào trong bình để phơi dưới ánh nắng mặt trời. Thực tế làm như vậy vừa được vừa mất. Sữa có thể dành được một số vitamin D, nhưng lại mất đi vitamin B1, B2 và vitamin C. Bởi vì 3 loại dinh dưỡng này sẽ bị phân giải ở dưới ánh nắng mặt trời, dẫn đến một phần mất đi hoặc mất đi toàn bộ. Ngoài ra dưới ánh nắng lactose sẽ lên men làm cho sữa biến chất.
10. Lấy sữa đặc thay thế sữa bò?
Sữa đặc là một loại chế phẩm từ sữa bò, là sữa tươi nấu lên đến dung lượng 2/5, sau đó thêm 40% đường mía đóng hộp là được. Có người bị ảnh hưởng của lý thuyết “ sản phẩm cô đặc đều là tinh hoa”, bèn lấy sữa đặc thay thế sữa. Làm như vậy hiển nhiên là không đúng. Sữa đặc quá ngọt, bắt buộc phải thêm 5-8 lần nước để hòa loãng. Nhưng khi độ ngọt vừa miệng thì nồng độ chất béo và protein cũng giảm thấp đi một nửa so với sữa tươi. Nếu thêm nước vào trong sữa đặc, sẽ làm cho nồng độ protein và chất béo gần với sữa tươi, như vậy thì hàm lượng đường sẽ hơi cao.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.