Doanh nghiệp » Kinh doanh
Hé lộ sự thật về bãi rác Đa Phước (TPHCM): “Ăn rác” lấy vàng
(18:29:58 PM 02/03/2016)>>Bãi rác Đa Phước của ông David Dương được "bảo vệ" như thế nào?
Nhờ có sự ưu ái khác thường mà Công ty TNHH chất thải rắn Việt Nam vượt qua được những bức xúc từ dư luận về những bất hợp lý, sai phạm và ô nhiễm nghiêm trọng. Nhưng lòng tham của ông chủ Việt kiều đẩy lên đỉnh điểm khi nâng công suất xử lý rác kiểu chôn lấp đơn giản nhưng mang danh công nghệ hiện đại nhất thế giới từ 3.000 tấn đến 10.000 tấn/ngày ở bãi rác vốn nhiều tai tiếng. Bạo tay hơn, ông chủ David Dương lại đầu tư thêm 1 bãi rác qui mô lớn ở tỉnh Long An nhằm đón đầu cho một tham vọng thao túng thị trường rác vốn dĩ béo bở như ở bãi rác Đa Phước. Kế hoạch đó đang được ông triển khai.
Ông David Dương thâu tóm thị trường rác lớn nhất cả nước với mức giá cao ngất ngưởng hơn 21 USD/tấn, gấp mấy lần của Đà Nẵng, Hà Nội, cao hơn cả công ty cùng làm một việc tương đương. Trong khi công ty khác làm còn tốt hơn, công nghệ hiện đại hơn ngay ở TP HCM thì giá rẻ hơn 67 ngàn đồng trên mỗi 1 tấn rác. Thử nhẩm tính một cách đơn giản, con số chênh lệch đó với số lượng từ 3.000 đến 5.000 tấn rác mỗi ngày và kéo dài suốt gần 10 năm qua thì thật sự gây bàng hoàng, không tưởng đối với bất kỳ chuyên gia kinh tế, tập đoàn hay công ty hoạt động thu gom, xử lý rác nào trên thế giới.
Thực sự là trong nhiều năm qua, hàng triệu người dân TP HCM vẫn không thể hiểu được rằng vì sao sự bất hợp lý, bất thường đó xảy ra ở bãi rác Đa Phước lại kéo dài mãi như vậy, gây thiệt hại cho ngân sách TP HCM hàng nghìn tỷ đồng. Vì sao một bãi rác số 3 Phước Hiệp với vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, hoạt động theo công nghệ xử lý hiện đại của Hàn Quốc, có công suất xử lý mỗi ngày 2.000 tấn rác, với hơn 300 lao động lại bị UBND TP HCM chỉ đạo đóng cửa để dồn rác cho bãi rác Đa Phước. Công ty TNHH rác thải rắn này vốn chưa được đánh giá về tác động môi trường, hoạt động sai với giấy phép kéo dài, chỉ xử lý rác phần lớn theo hình thức chôn lấp thông thường!
Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP HCM lúc đó, nay là Phó Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ từng thốt lên khi trả lời một tờ báo cách đây không lâu: “Sẽ lãng phí 400 tỉ đồng đã đầu tư vào Phước Hiệp. Tiền của dân mà lãng phí. Rất đau xót và phẫn nộ. 300 công nhân sẽ mất việc làm. 2 công ty cùng tham gia xử lý rác, trong đó có một công ty của Cựu chiến binh đã đầu tư hàng chục tỉ đồng cũng mất tiền, mất việc.
Đau hơn là mất tiền, mất việc của những người dân nghèo khổ, của những cựu chiến binh lẽ ra phải được hỗ trợ lại mang đến siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp vốn đã không khó khăn gì.”.
Vì sao khi bãi rác Đa Phước của David Dương lúc chưa hình thành, Thành phố lại ưu ái xé rào, vi phạm qui định quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước khi cho công ty này tạm ứng 9 triệu đô la Mỹ, cho ký hợp đồng xử lý rác cho Thành phố kéo dài thời gian không tưởng là 24 năm? Và mức giá cao chót vót được tăng dần lên mỗi năm với tỷ lệ 3%. Một “phi vụ” mà lẽ ra như ở các nước tiên tiến, phải trải qua nhiều cuộc đối thoại, đấu thầu gay gắt, qua nhiều nấc thang và được một hội đồng của chính quyền địa phương xét duyệt, giám sát chặt chẽ ở hầu hết các khâu từ năng lực, hoạt động vận hành, thanh quyết toán?
Nếu một ngày nào đó có tình huống công nhân ở đây đình công, ngưng việc hay ông David Dương chỉ đạo không thu gom rác vài ngày, cả thành phố sẽ ô nhiễm thế nào?
Vì sao những bất thường đó được hàng loạt cơ quan báo chí lên tiếng với những loạt bài phản ánh, đấu tranh đã bị thế lực ngầm nào đó làm cho chìm xuồng? Và các nhà báo đã được ru ngủ bằng những chuyến thăm bãi rác sau đó được mời những bữa ăn hạng sang ở khách sạn 5 sao Sheraton tại Trung tâm thành phố để rồi ngợi ca sự hồi hương của Việt kiều David Dương mang lại nhiều lợi ích, như là người anh hùng.
Ông David Dương là người tài giỏi, là một Việt Kiều, lớn lên và thành tỷ phú từ nghề xử lý rác ở xứ người. Vậy hơn ai hết, ông ta phải thừa hiểu cần làm đúng luật, phải cống hiến và mang lại những lợi ích cho quê hương. Ông trở về góp sức xây dựng cho quê hương là điều hoan nghênh. Nhưng ở đây lại khác. Ông trở về đúng thời điểm, đã chớp được sự ưu ái và thỏa thuận ngầm cho một thị trường béo bở mà ai cũng chỉ nghĩ đó đơn giản là rác mà thôi. Ông trở về với cách làm giàu thiếu minh bạch, quyết giành được sự độc quyền trên mồ hôi nước mắt của bà con quê hương mình bằng cái vòi bạch tuộc.
Sau khi thành công chiếm lĩnh được gần 50% thị trường rác ở TP HCM, ông vẫn đi đi về về, giữ cho một thị trường được bền vững khi không có mình ở quê nhà, David Dương đã làm nhiều cách để đổi được sự bảo kê ngầm vững chắc không suy suyển. Một người vợ xinh đẹp của David Dương ở miền Tây lên được cử làm Giám đốc với nụ cười tươi, khôn khéo trên môi như có thể xoa dịu những con mắt soi mói về công việc làm ăn béo bở đầy bất thường ở bãi rác Đa Phước.
Cùng với đó, David Dương cũng dễ dàng chi những khoản “lại quả” khó có thể làm cho minh bạch để bịt miệng báo chí bằng những hợp đồng quảng cáo để đánh bóng, ngợi ca mô hình xử lý rách Đa Phước. Ông còn mời nhiều quan chức đến tham quan mô hình, hỗ trợ hàng trăm triệu cho những hoạt động từ thiện xã hội đầy chủ đích và nhạy cảm, đánh động lòng người như: hỗ trợ cho bộ đội Trường Sa bảo vệ chủ quyền biển đảo; tạo nên những con rối phát ngôn ở ngay chính quyền địa phương, xung quanh bãi rác… Sẽ khủng khiếp và bàng hoàng nếu tổ chức lột chiếc mặt nạ ở bãi rác Đa Phước và thế lực bảo kê cho bãi rác này.
Kết luận thanh tra đã chỉ ra những sai phạm nghiêm trọng: ngay cả ngành chức năng cũng khó có thể tiếp cận được bãi rác này. Hàng trăm xe rác mỗi ngày ra vào đều không được ký xác nhận của tài xế hay cán bộ kiểm soát trạm cân thuộc Ban quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải TP HCM thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM nhưng vậy mà vẫn dễ dàng được quyết toán hàng nghìn tỷ đồng từ tiền thuế của nhân dân, bất chấp tất cả...
Một sự thật đang dần lộ ra cho nhiều sự thật khác lộ ra tiếp theo. Sẽ có bàn tay sạch sẽ lần giở những góc khuất đen tối của bãi rác Đa Phước, dọn sạch thế lực “rác” bảo kê cho bãi rác này. Dọn sạch bãi rác này còn là đảm bảo an ninh rác cho ngành rác Thành phố. Nếu một ngày nào đó có tình huống công nhân ở đây đình công, ngưng việc hay ông David Dương chỉ đạo không thu gom rác vài ngày, cả thành phố sẽ ô nhiễm thế nào. Vậy lúc đó ai sẽ chịu trách nhiệm?
Hàng trăm lượt xe rác ngày ngày chở hàng nghìn tấn rác về bãi rác Đa Phước và những chiếc xe khác sẽ chở món hời khổng lồ như những thỏi vàng lấp lánh từ bãi rác này về túi ai? Câu trả lời đang chờ ở phía trước.
Ý kiến bạn đọc về: Hé lộ sự thật về bãi rác Đa Phước (TPHCM): “Ăn rác” lấy vàng
-
trương thị thùy dương (07:41:00 AM 03/03/2016)Tiêu đề
Không biết sử lý như thế nào mà cây cối gần đó thì vàng úa, sông thì ô nhiễm. đến mùa nắng thì mùi hôi bốc lên kinh khủng, những người dân sống gần đó dường hằng ngày phải chịu những mùi hôi đó và phải ăn, sống chung với ruồi.
-
Huỳnh Cao Phát (17:55:34 PM 03/03/2016)Tiêu đề
Nghe tới bãi rác Đa Phước ai cũng phải sợ. Xe rác gì mà chạy như ăn cướp.
-
Tống A vỹ (15:01:48 PM 04/03/2016)Nổi khổ người dân
Người dân ở đây thì khổ vô cùng...bãi rác xã nước thải ra môi trường người dân phát hiện trình báo lên xã Đa Phước. Rồi mọi chuyện củng im ru,chỉ có người dân là ngậm bù hòn.
-
trân minh thư (10:02:20 AM 24/03/2016)người dân đa phước thật vô phước
Người dân bình luận phản hồi mà củng delete nửa là sau hả ????người dân đa phước đang khổ vô cung kính mong các cấp chính quyền giải quyết để cuộc sống của người dân nơi đây tốt hơn
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.