»

Thứ sáu, 22/11/2024, 13:26:06 PM (GMT+7)

TH True Milk không chỉ "đầu độc" bằng... phân gia súc?: Hoang mang vì nhiều lao động thất nghiệp

(09:28:41 AM 20/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô lớn nhất Đông Nam Á của Tập đoàn TH được triển khai ở huyện Nghĩa Đàn là niềm tự hào của tỉnh Nghệ An. Nhưng ít ai biết rằng một bộ phận người dân sống xung quanh nó đang lao đao vì ô nhiễm môi trường và thất nghiệp.

 >> Bài 1: "Đầu độc" người dân bằng... phân gia súc
>> Bài 2: "Công ty CP sữa TH vi phạm Luật Bảo vệ môi trường"?
>> Bài 3: TH True Milk: Không chỉ "đầu độc" người dân bằng... phân gia súc?
>> Bài 4: Người dân kêu mãi không thấu?

>> Bài 5: Tự cứu lấy mình?

 

 

 



Con cái đang tuổi ăn tuổi học nhưng anh Nguyễn Văn Hóa vẫn không có việc làm. Ảnh: Nguyễn Lê


“Nhà nhà thất nghiệp”

Khác với cảnh nhộn nhịp xe cộ chở thức ăn, nước uống cho bò sữa của Công ty cổ phần sữa TH (TH True Milk) là cuộc sống tù túng của người dân xóm Đông Lâm, xã Nghĩa Lâm (huyện Nghĩa Đàn). Ông Trần Ngọc Hòa - Xóm trưởng xóm Đông Lâm cho biết: Xóm trước là vùng đất đỏ ba zan rất màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả. Những vườn cam, quýt, dưa đỏ… mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Nhưng 4 năm trở lại đây, khi dự án chăn nuôi bò sữa của Công ty Cổ phần sữa TH triển khai xây dựng, những mảnh đất cuối cùng đã được ký giao – nhận, hàng trăm người nông dân chân lấm tay bùn quanh năm gắn bó với đất, với rừng nay bỗng chốc thất nghiệp…”.

Ông Hòa nhìn về phía trại bò, vẻ mặt buồn rầu, giọng nói không giấu nổi nỗi lo lắng: “Xóm có 90 hộ thì hơn 70 lao động đang thất nghiệp. Không có đất sản xuất, muốn xây dựng trang trại chăn nuôi cũng không được vì xóm Đông Lâm nằm trong diện tái định cư nên sau khi kiểm đếm thì không được xây dựng, cơi nới. Trước đây, hầu như nhà nào cũng có từ 1 đến 2 ha cam, quýt, 4 đến 5 con trâu nhưng giờ thì không có gì nữa cả. Sáng ngày đi thả con trâu cho vui vậy thôi, nuôi nhiều lấy gì làm thức ăn cho chúng”.

Đứng bên cạnh ông Hoà, bà Phạm Thị Duyệt không giấu nỗi bức xúc: “Thực hiện chủ trương của nhà nước chứ người dân chúng tôi chẳng ai muốn “bán đất” cả. Trước khi về đây, lãnh đạo công ty hứa lên hứa xuống là sẽ tạo điều kiện cho lao động địa phương vào công ty làm việc. Thế nhưng con dâu tôi là Nguyễn Thị Duyên xin vào làm ở khâu phát sữa nhưng vì ngoại hình hơi thấp bé nên công ty không nhận. Họ bảo cứ làm lao động thời vụ thêm ít thời gian nữa, bao giờ có vị trí phù hợp họ sẽ ưu tiên. Vậy mà hơn 2 năm rồi đấy, vẫn cứ… chờ”.

Cũng theo bà Duyệt thì, hiện nay, công ty chỉ nhận lao động sinh năm 1976 trở về sau. Như vậy những người từ 40 tuổi trở lên, mặc dù đang trọng độ tuổi lao động nhưng không có việc làm. Hầu hết chỉ làm thuê theo thời vụ, lúc nào có việc gì đó thì công ty thuê một vài ngày và trả tiền theo ngày công, thu nhập rất bấp bênh.

Cũng chung cảnh thất nghiệp, ông Nguyễn Văn Hóa chia sẻ: “Tôi gần 50 tuổi, sức khỏe thì có mà không có việc gì để làm. Sáng ngày đi chăn trâu mà nôn gan nóng ruột. Hai đứa con đang tuổi ăn học mà chỉ có vợ đi làm công nhân. Lương được 2 triệu đồng mỗi tháng thì chưa đủ cho con ăn học xa nhà. Trước đây, tôi còn đi phụ hồ chứ giờ có ai xây dựng gì nữa đâu”.

Nhà chị Nguyễn Thị Ba ở xóm Tân Lâm có 3 con đang học đại học nhưng toàn bộ chi tiêu chỉ nhìn vào đồng lương công nhân còm cõi của bố. Chị Ba thở dài ngao ngán: “Suốt ngày chỉ đi ra đi vào, tiền đền bù xây dựng chỗ ở mới cũng vơi cạn dần”. Nói rồi chị Ba chỉ tay sang bà Hương hàng xóm cũng có 2 cô con dâu chưa xin được việc làm.

Giá cả thực phẩm và các nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày cứ tăng vọt, con cái học hành càng ngày càng lên cao, chi phí càng lớn thế nhưng những lao động ở nơi đây phần thì thất nghiệp, phần có việc làm nhưng do không có trình độ chuyên môn nên lương rất thấp. Trước mắt, do chưa chuyển đến nơi tái định cư nên các gia đình còn có nguồn tiền đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng nơi ở mới. Nhưng về lâu dài, họ thực sự hoang mang khi mỗi ngày trôi qua, họ chẳng biết làm gì để kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Nan giải trong việc chuyển đổi nghề nghiệp

Ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn cho biết: “Không thể phủ nhận Công ty Cổ phần sữa TH đã tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Tuy nhiên, công ty sử dụng máy móc hiện đại, tự động nên nhu cầu về nguồn nhân lực không nhiều, đặc biệt là lao động phổ thông. Trong khi đó người dân ở đây chủ yếu là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn”.

Về hướng giải quyết, ông Sơn nói: Chính quyền, địa phương đã tổ chức hướng dẫn bà con sử dụng đồng tiền hỗ trợ, đền bù hợp lý, tránh tình trạng hết sạch tiền vì ăn chơi, mua sắm các trang thiết bị hiện đại. Đồng thời, mở các lớp dạy nghề, khuyến khích bà con chuyển đổi nghề nghiệp từ sản xuất nông nghiệp sang buôn bán nhỏ. Tập huấn khoa học kỹ thuật giúp bà con làm quen với phương thức thâm canh trên diện tích đất nhỏ, phù hợp với điều kiện mới.

Bao giờ có dự án mới được triển khai trên địa bàn huyện, chúng tôi sẽ liên hệ với doanh nghiệp để ưu tiên cho lao động ở các vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, công tác này không thể thực hiện được trong một sáng một chiều mà cần phải có lộ trình.

Thế nhưng, đối với những người nông dân vốn quanh năm suốt tháng “ở trong lô” thì việc chuyển sang làm dịch vụ, buôn bán là rất khó. Bởi họ chưa quen với tư duy kinh doanh buôn bán và các mối liên hệ. Hơn nữa, không phải hộ dân nào cũng có điều kiện thuận lợi về mặt bằng để mở ốt, quán. Vì vậy, nhiều người dân vẫn đang còn loay hoay, chưa tìm được hướng phát triển kinh tế.

(Còn nữa)

(Theo Phương Nam)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TH True Milk không chỉ "đầu độc" bằng... phân gia súc?: Hoang mang vì nhiều lao động thất nghiệp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI