Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Sonadezi Long Thành tiếp tục xả thải - Tiền vào túi ai?
(08:12:58 AM 04/11/2011)>>Sonadezi Long Thành vẫn tiếp tục xả thải ra môi trường
Theo tài liệu, năm 2010, doanh thu phí xử lý nước thải mà Sonadezi Long Thành thu được từ các DN trong KCN Long Thành là 20.424.344.960 đồng. Phần chi cho các hoạt động xử lý nước thải bao gồm: phí bảo vệ môi trường, nước sạch cung cấp cho hệ thống xử lý, tiền điện, hóa chất, sửa chữa, bảo dưỡng và tiền lương công nhân là 7.362.244.017 đồng. Lấy doanh thu trừ đi chi phí, Sonadezi Long Thành báo cáo số tiền lời là 13.062.100.943 đồng.
Tương tự, doanh thu của 6 tháng đầu năm 2011 mà Sonadezi Long Thành thu được của các DN là 10.569.988.101 đồng. Trừ tổng chi phí cho các hoạt động xử lý môi trường (3.407.998.635 đồng), lợi nhuận thu về là 7.161.989.466 đồng. Như vậy, lợi nhuận của năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 mà Sonadezi báo cáo là 20.224.090.409 đồng.
Khoản siêu lợi nhuận trên (lãi 2/3 trên tổng doanh thu), Sonadezi không hưởng một mình mà phải chia cho Công ty CP DV Sonadezi (thuộc Tổng Công ty Phát triển khu công nghiệp - Sonadezi) 15.646.340.476 đồng. Số tiền này chi cho ai và chi vào mục đích gì thì chưa được cơ quan chức năng làm rõ, chỉ được biết Sonadezi Long Thành báo cáo là trả nợ.
Thế nhưng, các khoản nợ khác như thuế thu nhập DN, phí bảo vệ môi trường… thì không thấy Sonadezi Long Thành nhắc đến.
Trong một tài liệu khác có thể chứng minh được, chỉ riêng khoản phí bảo vệ môi trường mà Sonadezi Long Thành còn nợ Nhà nước là 421.650.007 đồng. Hiện Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai đang thẩm định lại số liệu trên và có nhiều khả năng khoản nợ về phí bảo vệ môi trường đối với Sonadezi Long Thành còn rất lớn do một số báo cáo những năm qua thể hiện không đúng sự thật, hiện chưa được làm rõ.
Đó là số liệu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của Sonadezi Long Thành trong năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011. Hiện Sonadezi Long Thành và cả Công ty CP DV Sonadezi còn “nợ”, chưa trả lời các cơ quan chức năng về hồ sơ, chứng từ, hợp đồng, hóa đơn và các tài liệu khác liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh từ năm 2007 đến năm 2009. Như vậy, nhiều khuất tất của 2 DN này có liên quan đến hoạt động xử lý môi trường hiện chưa được các cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ.
KCN Long Thành hiện có 57/59 DN ký hợp đồng đấu nối và xử lý nước thải với Sonadezi Long Thành theo phương thức tính 80% trên tổng số nước sạch cung cấp đầu vào cho sản xuất và sinh hoạt. Phí xử lý nước thải được tính theo đơn giá 0,32 USD/m³ với cam kết Sonadezi phải xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải loại A mới được xả ra môi trường.
Trên thực tế, như kết luận điều tra của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49B) Bộ Công an: “Sonadezi Long Thành đã xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5 lần đến dưới 10 lần, trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000m³ đến dưới 10.000m³/ngày đêm…”.
Với kết luận trên, rõ ràng Sonadezi Long Thành đã cố ý gian dối, không thực hiện đúng với cam kết trong hợp đồng ký kết với các DN, thu lợi hàng chục tỷ đồng và làm thất thu các khoản khác của Nhà nước, bất chấp hậu quả về môi trường và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của hàng trăm hộ dân xã Tam An, huyện Long Thành.
Với những việc làm trên, theo thông tin chúng tôi có được, hiện một số DN trong KCN Long Thành đang chuẩn bị hồ sơ để kiện Sonadezi Long Thành và Công ty CP DV Sonadezi yêu cầu trả lại số tiền chênh lệch về thu phí xử lý nước thải trong nhiều năm qua. |
“Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai, hiện Sở Tài nguyên - Môi trường và Viện Môi trường - Tài nguyên (Đại học Quốc gia TPHCM) đang tiến hành công tác đánh giá tác động về môi trường do hành vi xả thải của Sonadezi Long Thành. Kết quả đánh giá sẽ làm cơ sở để xem xét bồi thường thiệt hại theo đơn kiện của hơn 200 hộ dân xã Tam An. Quan điểm của lãnh đạo tỉnh là xem xét giải quyết thấu đáo từng trường hợp, nhằm sớm khắc phục hậu quả và tạo điều kiện cho người dân ổn định sản xuất, đời sống và sinh hoạt…” |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
- Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
- Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
- Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
- Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
- Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
- Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
- Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
- Nữ đại gia bị cáo buộc lừa 3,2 triệu USD khi hợp tác khai thác mỏ titan
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.