“Shalom” Israel
(08:22:01 AM 17/11/2011)
Cảnh thanh bình ở Israel
Chúng tôi có mặt ở Israel trong những ngày “nóng” nhất về thông tin. Trên khắp các mặt báo phương Tây, là những thông tin khác nhau về khả năng diễn ra một cuộc xung đột mới ở Trung Đông. Trong đó tiêu điểm vẫn là những tranh cãi xung quanh câu hỏi Iran có sở hữu vũ khí hạt nhân hay không? Cũng như những đồn thổi xung quanh việc Israel có thể tấn công Iran và ngược lại.
Thế nhưng, đến Israel, mới thấy được mọi chuyện không phức tạp như người ta tưởng. Thủ đô Tel Aviv vẫn nhộn nhịp, ồn ào với những dòng người hối hả đến công sở, những tòa nhà hiện đại rực rỡ ánh điện trong đêm.
Còn Haifa, thành phố phía Bắc của Israel, nơi tiếp giáp biên giới Lebannon và Syria, nơi đã từng là điểm nóng xung đột cách đây ít năm, mọi việc vẫn bình thường. Cuộc sống vẫn diễn ra như vốn có. Hân, một bạn đồng nghiệp có email hỏi rằng “Tình hình Israel có nóng như báo chí quốc tế đưa tin không? Liệu có thể xảy ra một cuộc chiến mới ở Trung Đông?”. Đem câu hỏi này hỏi anh Gali, giám đốc một công ty quảng cáo ở thành phố Haifa, anh cười và nói rằng “Các bạn nghĩ sao khi tới Israel? Có rất nhiều thông tin khác nhau về đất nước của chúng tôi. Nhưng tôi có thể nói rằng, chúng tôi mong muốn chung sống hòa bình với người Palestin, và với các dân tộc khác”.
Nụ cười của những cô bé Israel
“Shalom” trong tiếng Hebrew có nghĩa là “Xin chào”. “Người dân Israel khi gặp nhau, gặp bạn bè, người quen đều chào nhau thân thiết như vậy”. Bà Bracha Steiner, phụ trách các vấn đề Văn hóa-xã hội (Trung tâm Đào tạo quốc tế Carmel, Haifa) giải thích. Trong không khí se lạnh của những ngày đầu đông, những nụ cười, những cái gật đầu chào nhau trên phố và sự nhiệt tình của người dân Israel, tất cả khiến những nhà báo nước ngoài lần đầu đến đây thấy ngạc nhiên và ấm áp. Trên phố, những câu chào “Shalom” vang lên, những nụ cười rạng rỡ của mọi người, ánh mắt tò mò của đám trẻ…Không ai bảo ai, tất cả chúng tôi đều có chung một suy nghĩ: Israel yên bình chứ không “nóng” như người ta tưởng.
Một biểu tượng khiến du khách đến Israel khá ấn tượng, là hình ảnh những cây ô-liu. Từ Tel aviv về Haifa, từ Haifa đến Nazareth, đến Jerusalem, đến Biển Chết hay sa mạc Negev, nơi đâu cũng có bóng dáng cây ô-liu. Nhiều người ví von rằng, cây ô-liu với sức sống mãnh liệt trong sa mạc khô cằn, như nỗ lực của con người nơi đây để biến mảnh đất sa mạc thành miền đất sống, hiện đại và phát triển. Trên thực tế, ngoài thế mạnh về kinh tế, quốc phòng, Israel còn là nước có ngành khoa học công nghệ cao phát triển hàng đầu thế giới với 3 ngành xuất khẩu mũi nhọn: công nghệ, hóa học, và kim cương.
Phong cảnh thành phố Haifa
Trong tuần qua, thủ đô Tel aviv lại “nóng” lên. Tuy nhiên, cái nóng ấy không đến từ những thách thức an ninh, mà nó lại đến từ triển lãm ngành nước toàn cầu WATEC Exhibition 2011, với sự tham dự của khoảng 30 nghìn đại biểu đến từ 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một lần nữa, Israel lại làm thế giới ngạc nhiên bởi những thành tựu công nghệ tiên tiến nhất của mình. Trong cái lạnh đầu đông, vị ấm nóng của cốc Sachlav với hương hồi lại tỏa ra trên đầu lưỡi. “Shalom, Israel!”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.