Di sản xanh » Văn hóa
Cộng đồng chán với vấn nạn phát biểu dài tại Việt Nam: "Hỡi ơi, nạn kính thưa!"
(17:46:34 PM 01/08/2015)
Các cầu thủ Manchester City mệt mỏi chờ kết thúc diễn văn để được... đá bóng - Ảnh:Tuấn Phạm
Ồ la là, làm gì có chuyện mua bán ở đây. Chuyện “kính thưa…” lòng thòng và phát biểu vòng vo của buổi lễ là có thật. Với người Việt là “chuyện thường ngày ở huyện”, được tập luyện thành sự chịu đựng phi thường. Còn với khách nước ngoài, lần đầu đến Việt Nam, nhất là dân thể thao “quần đùi áo số” thì khổ sở như bị tra tấn bởi văn hóa bản địa. Một dạng khủng bố tinh thần trước trận đấu. Dù đã có nhiều cải tiến và thống nhất thời gian buổi lễ nhưng khách vẫn không thể hình dung. Nếu để nguyên yêu cầu bình thường, chắc chắn buổi lễ sẽ kéo dài gấp 3, gấp 4.
Nạn kính thưa ở Việt Nam gắn liền với thói khoa trương và bệnh hình thức. Tham dự các hoạt động với cơ sở là trách nhiệm của lãnh đạo. Tham gia các hoạt động xã hội là việc bình thường của mọi công dân. Lãnh đạo cũng là con người, có thể đi xem đá bóng, xem phim, coi kịch… như những người dân bình thường. Việt Nam thì khác. Lãnh đạo đồng nghĩa với long trọng viên. Phải được ngồi đầu. Giới thiệu phải đầy đủ họ tên với đủ thứ chức vụ, phẩm trật. Giới thiệu sót người, sai chức vụ, nhẹ thì bị phê bình, nặng thì bị kiểm điểm và có thế mất việc. Thư mời lãnh đạo luôn có dòng chữ “Sự tham dự của đồng chí là niềm vinh dự, cổ vũ cho chúng tôi”. Dù thực tế, có khi gây thêm phiền hà, tốn kém cho cơ sở.
Nạn kính thưa có nguồn gốc và nặng nề nhất trong ngành giáo dục. Lễ chào cờ là dịp bêu dương các sai phạm, dù nhiều khi các em không cố ý. Thậm chí, đó cũng là dịp mà cái nghèo bị kết án (vì chưa kịp đóng học phí chẳng hạn). Các dịp lễ khai giảng, sơ, tổng kết… học sinh biến thành bình phong trang trí cho nhà trường. Để báo cáo với vài đại biểu khách mời, nhà trường bắt học sinh làm nền phơi nắng cả buổi. Sao không mời khách vào phòng lạnh mà báo cáo, thậm chi chỉ cần nhấp chuột gởi mail là có ngay? Mới 6 tuổi, vào lớp 1 đã phải kính thưa các cô chủ nhiệm, thầy giám thị, cô phụ trách Đội, “chủ tịch và các phó chủ tịch hội đồng tự quản”… của lớp. Các em bị đánh cắp tuổi thơ và trở thành “những người lớn giả bộ”.
Thiên hạ chẳng ai làm thế. Khi phát biểu trước các hội nghị, hội thảo, mít tinh, họ chỉ “Ladies and gentlemen”, chứ không kính thưa từ Nam ra Bắc như Việt Nam. Trong các buổi lễ, nếu có lãnh đạo tham dự thì được xếp ngồi đối diện để bao quát. Người dẫn chương trình luôn lùi lại phía sau, làm nền cho nhân vật chính. Thầy cô luôn đứng sau học sinh. Hạnh phúc nhất là các em luôn được là chính mình.
Nạn kính thưa kéo theo nhiều hệ lụy. Đã có hội thảo bàn về việc kính thưa thế nào cho phải đạo. Có văn bản qui định rõ ràng là chỉ kính thưa người có chức vụ cao nhất nhưng hầu như không thể thực hiện. Nói trắng ra là ít ai dám vô phép với cấp trên dù có khi cấp trên không bắt buộc. Bệnh sợ và nịnh lãnh đạo bắt đầu từ nạn kính thưa.
Bệnh này dễ chữa và chẳng tốn tiền. Cứ qui định từ nay chỉ cần “Kính thưa đại hội” (hội nghị, các đại biểu... chủ thể trung tâm của các hoạt động) như kiểu “Ladies and gentlemen” là đủ. Không cần kính thưa người cao nhất hay cao nhì. Khi kính thưa ngắn gọn thì chắc chắn các phát biểu và diễn văn cũng phải thiết thực chứ không thể “vòng vo tam quốc”.
Chuyện nhỏ và đơn giản, nếu làm không được thì đừng mong gì làm chuyện lớn.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Cộng đồng chán với vấn nạn phát biểu dài tại Việt Nam: "Hỡi ơi, nạn kính thưa!"
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
- Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” tại Lễ hội Đền Hùng 2024
- Nhà thiết kế Yến Ngô lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong gala "Khát vọng xanh" ở Đền Hùng
- Phim "Đinh Sư Phụ" chính thức công chiếu trên siêu ứng dụng giải trí VieON
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.