Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Nghệ An: Học tạm trong ngôi trường bạc tỷ?
(00:49:31 AM 02/09/2011)
Tuy nhiên, hiện hàng trăm học sinh vẫn nơm nớp lo sợ trong khi học vì trường vẫn nằm trong tình trạng không điện, không nước, sân chơi thì nham nhở, phòng học thì dang dở…
Trường tiểu học Anh Sơn hoành tráng nhưng đang bị “dị tật”
Phụ huynh bức xúc
Trường tiểu học Long Sơn đã tồn tại mấy chục năm, đây là nơi học tập của hàng trăm học sinh là con em ở xã Long Sơn, huyện Anh Sơn. Tháng 3/2009, trường xuống cấp không đảm bảo việc học tập cũng như giảng dạy của học sinh và giáo viên, nên huyện Anh Sơn đã tiến hành khởi công xây dựng trường mới.
Theo kế hoạch đến tháng 11/2009, trường sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Vậy mà đến nay là tháng 8/2011, trường vẫn còn dang dỡ chưa thể ban giao cho nhà trường. Việc chậm tiến độ của dự án khiến việc học tập của gần 200 em học sinh gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo việc học không bị gián đoạn cho các em học sinh, từ năm 2009 đến nay nhà trường phải đến các trường trong xã để “học thuê”.
“Tiền xây dựng trường chúng tôi đều đóng góp đầy đủ. Khi xây dựng trường, ngành chức năng bảo con em chúng tôi chỉ phải chuyển lên trường cấp 2 học tạm mấy tháng rồi sẽ quay lại trường tiếp tục học. Giờ đã gần 3 năm trường vẫn chưa xây dựng xong”, một phụ huynh học sinh bức xúc.
Trường “chín non”!
Để cho kịp ngày tựu trường ngày 15/8 và ngày khai giảng năm học mới là 5/9 nên dự án xây dựng trường này đã “chín non”. Ban giám hiệu nhà trường đã đề nghị các ngành liên quan cho các em vào học tạm tại trường mới mặc dù trường chưa được bàn giao !
Thầy hiệu trưởng Nguyễn Trọng Đại bên một chiếc cửa sổ dang dở
Thầy giáo Nguyễn Trọng Đại, hiệu trưởng Trường tiểu học Long Sơn cho biết: “Trường được đầu tư xây dựng với tổng số tiền hơn 2,5 tỷ đồng (trong đó vốn đối ứng của nhân dân là 10% còn lại là ngân sách huyện). Đến nay việc thi công đã chậm 21 tháng, chúng tôi nhiều lần kiến nghị lên huyện về việc chậm tiến độ nhưng việc giải quyết rất chậm. Năm học mới sắp bắt đầu, mặc dù trường xây dựng chưa xong nhưng nhà trường vẫn xin cho các em vào học”.
Tại thời điểm báo chí có mặt tại trường (cuối tháng 8/2011), Trường tiểu học Long Sơn đang nằm trong tình trạng không điện, không nước, cửa sổ thì chưa xong, sân chơi thì nham nhở, một số công trình phụ trợ cũng chắp ghép…
“Vậy nên các em ngồi học mà gặp mưa gió với những chiếc cửa sổ trống thì rất nguy hiểm. Biết thế nhưng vẫn phải cho các em học thôi. Trong khi phụ huynh thì bảo nếu không học trường mới thì cho các em nghỉ học”, thầy Đại phân trần.
Được biết, trong những ngày nghỉ hè để học sinh có thể đến trường các thầy giáo của Trường tiểu học Long Sơn đã phải tranh thủ mua vật liệu về xây dựng nhà vệ sinh, nhà để xe và một số công trình phụ trợ khác nhằm phục vụ năm học mới cho các em học sinh.
Do thiếu kinh phí?
Trao đổi với báo chí, bà Võ Thị Hồng Lam-Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn thừa nhận có chuyện Trường tiểu học Long Sơn chậm tiến độ và: “Nguyên nhân chậm là do nhà thầu thiếu kinh phí, chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu thi công nhưng hiện vẫn chưa xong. Chậm nhất trước ngày 05/9 thì việc xây dựng trường sẽ hoàn thành và bàn giao hoàn chỉnh cho nhà trường”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.