Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Bảo vệ môi trường dưới góc nhìn của Đạo Phật
(15:08:01 PM 17/09/2012)>>Những câu hỏi gửi Tập đoàn Đức Long Gia Lai về Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A
Một góc rừng quốc gia Nam Cát Tiên - Ảnh internet
Có một mối liên hệ mật thiết giữa con người và những loài cầm thú, cỏ cây và đất đá. Con người sinh ra từ các loài khác. Con người xuất hiện rất trễ trên trái đất. Trước hết là loài thảo mộc, đến các loài động vật khác mới đến loài người xuất hiện. Cái gốc của con người nằm ở các loài khoáng vật, các loài thực vật và các loài động vật khác. Nếu mình không bảo hộ môi trường, không bảo hộ các loài động vật, không bảo hộ các loài thực vật, mình tàn phá làm cho các động vật bị diệt chủng; mình phá rừng, hủy diệt cây cối, sử dụng toàn xi măng, làm ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và cả đất đá… tức là mình đã làm hư nền tảng sự sống của chính mình. Nếu vậy tương lai mình cũng bị tiêu diệt. Bảo hộ môi trường tức là bảo vệ con người. Đó là cái thấy rất sâu của đạo Bụt.
Trong kinh Kim Cương, đức Thế tôn có nói có bốn ý niệm mà mình phải chuyển hóa. Đó là ý niệm về ngã, về con người, về chúng sanh và về thọ mạng.
Ý niệm về ngã là một ý niệm nguy hiểm, nó chia cách giữa mình với người khác. Ví dụ như mình với cha mình thật ra không phải là hai người khác nhau. Mình là sự tiếp nối của cha mình. Trong mình có cha mình. Nếu mình nghĩ mình là một người khác, cha mình là một người khác, hoàn toàn không đúng. Nó là sự tiếp nối lẫn nhau như cây bắp tiếp nối hạt bắp. Vì vậy cần lấy ý niệm ngã ra.
Ý niệm thứ hai, ý niệm nhân cũng vậy. Con người được làm bằng những yếu tố không phải con người. Đó là các loài động vật, thực vật và khoáng vật. Con người sẽ không sống được nếu thiếu các loài đó. Vì vậy con người khôn khéo thì phải bảo hộ các loài động vật, thực vật, khoáng vật. Kinh Kim Cương là một văn bản xưa nhất của thế giới dạy về bảo vệ môi trường. Người Việt mình ý thức bảo vệ sinh môi còn rất thấp. Trong các chuyến về Việt Nam, đi nhiều nơi tôi để ý thấy bao ny lông vứt đầy cả. Tôi cũng thấy mình đã khai thác rừng, chặt đốn cây quá nhiều. Mình đã làm ô nhiễm sông hồ, tàn phá rừng và hủy diệt sinh môi,… chẳng khác nào mình đang tự hủy hoại. Con người tự tử một cách từ từ khi làm như vậy. Nếu các loài bị diệt chủng, sông hồ bị ô nhiễm, cây cối bị chặt phá thì con người không tồn tại lâu được. Bảo hộ sinh môi, bảo vệ môi trường là công việc của tất cả mọi người. Trong gia đình, cha mẹ phải nhắc nhủ con cái về bảo vệ sinh môi, trường học, thầy cô giáo phải nói chuyện với học trò. Trong thôn làng, khu phố phải cần những buổi họp, buổi tọa đàm để giáo dục về sinh môi.
Các thành phố ở Đức rất sạch. Họ đã bắt đầu giảm sử dụng bao ny-lông. Tại vì bao ny lông chuyển hóa trở lại thành chất hữu cơ rất lâu. Có khi cần cả trăm năm. Đi chợ họ xách một túi vải. Vì vậy nếu mình dùng chén dĩa bằng plastic để ăn cơm, không tốt. Dùng chén bát bằng đất sành, ăn xong lại rửa thì tốt hơn. Tôi thấy ý thức về sinh môi của người Việt mình còn thấp. Tôi kêu gọi mỗi người phải đóng góp phần mình để nâng cao ý thức về sinh môi.
Chúng ta đang cố gắng gìn giữ một số “Vườn quốc gia và khu bảo tồn“ như rừng Cúc Phương, rừng Cát Tiên, rừng Tam Đảo, rừng Ba Vì để bảo tồn sinh môi. Điều đó rất tốt. Nếu có những dự án hủy diệt sinh môi như xây dựng thủy điện, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không khách quan và khoa học, mở xa lộ,... ngang qua những khu rừng như vậy, chúng ta phải tranh đấu để bảo vệ sinh môi.
Ý thức rõ vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và thảm họa diệt vong chung đang đến gần, vì vậy Rừng và Năng lượng được thế giới quan tâm đặc biệt, đó là lý do tại sao Liên Hợp Quốc đã chính thức tuyên bố năm 2011 là Năm Quốc tế về rừng và năm nay 2012 là Năm Quốc tế về Năng lượng Bền vững để nâng cao nhận thức về bảo tồn cũng như tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững, thay thế năng lượng cũ hủy diệt môi trường để sử dụng năng lượng xanh-sạch và bền vững (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học,…) mà nay người ta gọi là kinh tế xanh (green economy) mà chúng ta hay gọi là kinh tế chánh niệm (mindful economy) vì lợi ích lâu dài của các thế con cháu chúng ta và cứu lấy hành tinh xanh mỏng manh, cứu lấy Đất Mẹ. Điều này cũng được các lãnh đạo cao cấp các quốc gia tại hội nghị thượng đỉnh Copenhagen nhấn mạnh và cam kết thực hiện, thầy cũng đã đề gửi thông điệp đến hội nghị này theo đề nghị của chủ tịch hội nghị. Đó cũng là lý do tại sao Chính phủ Nhật Bản cam kết với nhân dân trong nước và thế giới là sẽ nói không với điện hạt nhân từ nay. Họ đã tỉnh thức trước thảm họa diệt vong chung, trong đó có chính người Nhật, nước Nhật của họ.
Ở các nước như Pháp, Đức, Anh, Nhật người ta bảo hộ sinh môi kỹ lắm. Họ có những hội bảo hộ thú vật, vì thú vật bị nhiều khổ đau. Thú vật bị giết, bị đem làm đồ thí nghiệm. Ở Anh có Mặt trận Giải phóng Thú vật “Animal Liberate Front“ và mình nghe tiếng đau thương của thú vật. Đất nước mình có gốc gác Phật giáo. Ngày xưa tổ tiên mình xây dựng trên nền tảng từ bi của đạo Phật mà bây giờ mình không làm được như các nước Âu châu, thì rất dở.
Người Phật tử cần đóng góp thật nhiều trong việc giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi sinh và tranh đấu để bảo vệ môi trường.
Vườn Quốc gia Cát Tiên (Cát Tiên) một vườn quốc gia lớn của Việt Nam khu vực Đông Nam Bộ vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là danh thắng quốc gia, là di tích đặc biệt quốc gia, Cát Tiên đã được thế giới công nhận các danh hiệu: Khu Ramsar (khu đất ngập nước có tầm quan trọng thế giới), Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, nằm trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đang hoàn thiện hồ sơ di chỉ Óc Eo và quần thể văn hóa vật thể xung quanh để trình UNESCO xét công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Cát Tiên đang được đoàn chuyên gia của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) có chuyến khảo sát hiện trường phục vụ cho việc công nhận Cát Tiên là Di sản Thiên nhiên Thế giới từ ngày 17/9/2012.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.