Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Những câu hỏi gửi Tập đoàn Đức Long Gia Lai về Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A
(19:31:40 PM 14/09/2012)>>Rừng đã mất, kỳ nhông tắc kè cũng hết, làm thuỷ điện là hiệu quả!
Qua báo chí, thông tin, trao đổi, thảo luận trên các phương tiện thông tin, chúng tôi được biết về việc quý công ty là chủ đầu tư dự án thủy điện 6 và 6A tại khu vực sông Đồng Nai và Rừng Cát Tiên. Chúng tôi xin được quý công ty (chủ đầu tư), những nhà khoa học, kỹ thuật, công nghệ và môi trường đang tham gia vào dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A cho biết một số thông tin sau:
1. Vì sao lại chọn rừng quốc gia Cát Tiên để làm thủy điện?
2.Tổng mức đầu tư của hai dự án là bao nhiêu?
3. Dự án sẽ được đầu tư theo mô hình gì, những ai là đối tác đầu tư, ai thu xếp tài chính, vốn đầu tư của quý công ty là bao nhiêu %... Lợi nhuận hàng năm và thời gian hoàn vốn?
4. Họ và tên, lý lịch khoa học và kinh nghiệm nghề nghiệp của những người sau đây:
a. Chủ nhiệm dự án
b. Chủ trì khảo sát và đo đạc
c. Chủ trì thiết kế
d. Chủ trì nghiên cứu đánh giá tác động môi trường (ĐTM/EIA)
e. Chủ trì thẩm định dự án
f. Chủ trì thẩm tra dự án
g. Giám đốc dự án
5. Tại sao lại có hai đơn vị làm báo cáo ĐTM?
6. Chủ đầu tư đã nghiên cứu về các giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh của khu đất làm dự án chưa?
7. Ai là thầy phong thủy của dự án?
8. Ai là người chủ trì nghiên cứu về địa chất, địa kỹ thuật, nền móng, dòng chảy và khả năng xảy ra động đất kích thích do hồ chứa nước?
9. Tổng chi phí chuẩn bị đầu tư là bao nhiêu (cho đến hôm nay 20/7 Nhâm Thìn)?
10. Vì sao có nhiều ý kiến phản đối dự án, mà Chủ đầu tư ĐLGL và một số nhà quản lý lại vẫn quyết tâm thực hiện dự án?
Cá nhân tôi đã có đến Cát Tiên. Theo những hiểu biết và bằng trực giác, chúng tôi cho rằng việc xây dựng Thủy Điện ở Cát Tiên là phá hoại phong thủy và môi trường. Gây nhân quả rất xấu cho những người tham gia. Ảnh hưởng đến những vấn đề trọng đại và quan trọng của đất nước.
Chúng tôi thành thật khuyên quý công ty (chủ đầu tư), một số nhà khoa học và quản lý đang tham gia dự án, bảo vệ dự án và ủng hộ dự án là nên sớm nhất dừng dự án lại. Như vậy sẽ mang lại nhiều lợi ích, tránh các rủi ro, không lãng phí và hợp với lòng dân. Hợp với mong muốn của các Cụ, hợp âm dương, ngũ hành, phong thủy, dịch lý, số, phúc đức và tri thức.
Xin chân thành cảm ơn.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Những câu hỏi gửi Tập đoàn Đức Long Gia Lai về Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
- HANE: Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 2
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.