»

Thứ tư, 30/10/2024, 20:21:09 PM (GMT+7)

Trường Giang “cướp sóng“ cầu hôn là quá coi thường khán giả

(22:19:26 PM 20/01/2018)
(Tin Môi Trường) - Chương trình trao giải Mai Vàng ý nghĩa nhưng việc Trường Giang cả gan "cướp sóng" để cầu hôn cá nhân là điều buồn và đáng xấu hổ.

Chương trình trao giải Mai Vàng đêm 18.1 được truyền hình trực tiếp thì Trường Giang bất ngờ chiếm sóng chương trình và tự ý cầu hôn với diễn viên Nhã Phương.

 

[-]Trường[-]Giang[-]“cướp[-]sóng“[-]cầu[-]hôn[-]là[-]quá[-]coi[-]thường[-]khán[-]giả

Việc Trường Giang "cướp sóng" truyền hình để cầu hôn gây tranh cãi những ngày qua.
 
Mục đích và ý nghĩa của chương trình này là một buổi lễ trao giải rất trang trọng với mục đích vinh danh những nghệ sỹ tiêu biểu. 
 
Chính vì vậy, chương trình có sự tham dự của lãnh đạo các cấp và rất nhiều nghệ sỹ tên tuổi khác.
 
Vậy mà Trường Giang cả gan cướp sóng để thực hiện “ý đồ“ cá nhân là điều rất buồn và đáng xấu hổ.
 
Điều đáng buồn là cầu hôn này cũng chẳng có gì lãng mạn, nó sặc sụa mùi khoe của của những người mới giàu lên. 
 
“Ngày hôm nay, anh làm điều này để những người đàn ông xung quanh em và những bánh bèo lảng vảng trước mặt anh sẽ quay mặt bỏ đi. Và từ hôm nay, mọi thứ của anh: tiền bạc, xe cộ, nhà cửa, kể cả hơi thở của anh cũng là của em”- lời tỏ tình sến sẩm của Trường Giang.
 
Nhiều người tham dự chương trình trao giải Mai Vàng cũng lên tiếng phản ứng thái độ thiếu tôn trọng khán giả của nghệ sỹ trẻ này.
 
Nhìn lại những diễn biến trước, việc không tôn trọng khán giả thì không lạ với Trường Giang, nó xảy ra hoài.
 
Khán giả có ý nghĩa gì với Trường Giang không? Nếu có thì tại sao anh lại nỡ mang gương mặt như thể hàng triệu khán giả ngồi trước màn hình ti vi kia đã làm điều gì "phạm thượng" với anh? Hay anh tự cho mình cái vị thế của một người đặc biệt: nếu anh vui thì anh bố thí tiếng cười cho công chúng, nếu anh buồn thì anh khinh khỉnh khoanh tay.
 
Tôi biết, Trường Giang có fan đông, cát xê cao, thu hút phòng vé sân khấu, raiting truyền hình nhưng rồi cũng đến lúc phải nói thẳng với nhau rằng Giang diễn hài không hay, làm MC còn tệ hơn.
 
Trường Giang có cố tật về giọng nói, nuốt chữ, đặc sệt thổ âm địa phương, nhưng chàng cũng khá thông minh biến sở đoản thành lợi thế “mắc cười” mà Mười Khó có thể coi là vai để đời.
 
Nhưng Mười Khó không phải là để phủ sóng mọi lúc mọi nơi và mọi vai diễn.
 
Nó hơi bị lạm dụng nhất là cách phát âm miền trung được Trường Giang phát huy tối đa, khán giả cười vì thương nhưng Trường Giang lại tưởng là hay? cộng đồng mạng bình luận “cái ông này pha tiếng miền Trung, ban đầu nghe duyên nhưng làm hoài nghe khó chịu”.
 
Bởi thế đừng chảnh Trường Giang, chẳng qua là khán giả bây giờ quá dễ dãi và không chấp nhặt thôi.
 
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng khi xưa thường nói, các nghệ sĩ, đặc biệt là diễn viên luôn coi mối quan hệ với nghề với tổ nghiệp, với bạn diễn, với khán giả như là một tôn giáo để chiêm bái phụng sự. 
 
Nhà văn viết nên tác phẩm Bàn thờ tổ của một cô đào, lý giải một phần về tín ngưỡng tổ của sân khấu. 
 
Truyện ngắn sau đó đã được chuyển thể, dựng thành vở cải lương cùng tên. 
 
Chuyện kể về một anh hậu đài giúp cô đào đu bay phi thân hằng đêm, nhưng chỉ một khoảnh khắc quên mình vì tiết mục đó mà anh bị tai nạn qua đời. 
 
Từ đó, bên bàn thờ tổ của cô đào chánh luôn thờ cúng anh hậu đài kia. 
 
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng kể: "Chuyện này là chuyện có thật ở một gánh hát trước đây. Nghệ sĩ Ba Xây là người kể cho tôi nghe câu chuyện này. Lúc đầu nghe kể như một câu chuyện chơi chơi thôi, không có ý định viết lách gì. Nhưng về sau tôi nghiệm nhiều chuyện nữa mới thấy là có người ngã xuống thì mới có người bay lên của ngày hôm nay, thế nên tôi viết ra".
 
Tôi thì muốn nói với hương hồn anh Nguyễn Quang Sáng rằng làm nghệ sĩ như mấy anh hồi đó khó lắm, chứ bây giờ thì quá dễ với những chiêu trò rẻ tiền và công nghệ lăng xê.
 
Làng giải trí Việt quả là ít người tài năng. Và công chúng Việt quả là dễ dãi. 
 
Nhưng nếu Trường Giang nằm trong số ít đó thì anh cũng đừng vội khểnh chân thách thức. Đừng vội hãnh diện vì khán giả quê nhà phải leo cột để xem bằng được anh diễn mà nghĩ rằng đám đông rộng lớn ngoài kia cũng vậy.
 
Thật lòng tôi quý trọng và cũng như nhiều khán giả nhìn thấy nỗ lực nhằm mang đến vóc dáng đáng tôn trọng của nghệ thuật hài của nhiều nghệ sĩ.
 
Cá nhân tôi rất thích nghệ sĩ Việt Anh, Hồng Vân, Đức Hải, Chiến Thắng, Quang Tèo, Đức Thịnh, Tiến Luật-Thu Trang…
 
Nhưng mà một số ít bạn làm hài bây giờ nhảm thật, từ hài nhảy sang MC mấy game show rồi nói năng bậy bạ, thiếu kiến thức nền, thiếu chuyên môn…nhiều phát ngôn, cách hành xử xúc phạm cá nhân và thậm chí xúc phạm tập thể văn nghệ sĩ và công chúng.
 
Công chúng dành cho những nghệ sĩ hài sự dễ dãi bởi vì cuộc sống có quá nhiều lo toan trong cuộc mưu sinh, quá hiếm hoi tiếng cười trong đời thật nên những màn hài là thứ quà tặng tuyệt vời từ nghệ thuật, đừng để công chúng thất vọng Trường Giang ạ.
Hoàng Linh /Dân việt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trường Giang “cướp sóng“ cầu hôn là quá coi thường khán giả

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI