»

Thứ sáu, 22/11/2024, 20:51:23 PM (GMT+7)

Trung Quốc cấm "Bố ơi mình đi đâu thế" lên truyền hình Tin mới nhất

(18:53:25 PM 19/04/2016)
(Tin Môi Trường) - Cơ quan quản lý kiểm duyệt truyền thông nhà nước Trung Quốc vừa ra thông báo cấm sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình thực tế có trẻ em tham gia ví dụ như Bố ơi mình đi đâu thế.

Trung[-]Quốc[-]cấm[-]"Bố[-]ơi[-]mình[-]đi[-]đâu[-]thế"[-]lên[-]truyền[-]hình
Hình ảnh trong game show Bố ơi mình đi đâu thế - Ảnh: Shanghaiist

 

Theo Shanghaiist, để bảo vệ trẻ em khỏi những ám ảnh mê muội của sự “nổi tiếng sau một đêm”, Tổng cục Điện ảnh, phát thanh và truyền hình Trung Quốc (SAPPRFT) vừa ra thông báo cấm sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình thực tế có trẻ em tham gia, nhất là con cái của các ngôi sao nổi tiếng.

Hãng tin Tân Hoa xã nêu rõ SAPPRFT sẽ “kiểm duyệt gắt gao” các chương trình truyền hình thực tế sau thông báo này.

Một số đài truyền hình địa phương cũng hủy bỏ các chương trình game show có các ngôi sao và con họ tham gia. Trong đó có các chương trình như Bố ơi mình đi đâu thế? và Bố đã trở lại.

Thống kê của SAPPRFT cho biết, năm 2015, trong số hơn 100 chương trình giải trí phát sóng trên các đài truyền hình Trung Quốc, rất nhiều chương trình trong đó có trẻ em tham gia. Doanh thu quảng cáo từ các chương trình này đạt hơn 10 tỉ nhân dân tệ (1,55 tỉ USD).

Tháng 7-2015, cũng chính SAPPRFT ra một văn bản tương tự yêu cầu hạn chế sự tham gia của trẻ em nhằm bảo vệ tuổi thơ hồn nhiên của trẻ nhỏ.


Trung[-]Quốc[-]cấm[-]"Bố[-]ơi[-]mình[-]đi[-]đâu[-]thế"[-]lên[-]truyền[-]hình
Hình ảnh trong game show Bố ơi mình đi đâu thế ở Trung Quốc- Ảnh: Shanghaiist

 

Tin xấu cho ngành truyền hình Trung Quốc

Văn bản mới của SAPPRFT quả là tin không vui với ngành công nghiệp truyền hình. Game show Bố ơi mình đi đâu thế là một trong những chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng nhất tại Trung Quốc.

Đây là game show của đài truyền hình Hồ Nam được xây dựng từ một chương trình truyền hình thực tế cùng tên của Hàn Quốc bắt đầu khởi chiếu từ ngày 11-10-2013.

Cách thức tiến hành chương trình gồm có 5 ngôi sao nổi tiếng đi về các vùng nông thôn với con họ, trải nghiệm đời sống nông thôn với các hoạt động thường ngày và thưởng thức ẩm thực…

Game show Bố ơi mình đi đâu thế ngay lập tức thu hút 75 triệu lượt người xem mỗi tuần và còn “đẻ ra” thêm 2 bộ phim bom tấn và vô số chương trình truyền hình thực tế khác cũng bắt chước cách thực hiện tương tự.

Sau văn bản mới nhất của SAPPRFT, đài truyền hình Hồ Nam cũng hủy bỏ mùa thứ tư của game show mang lại lợi nhuận rất “khủng” này.

Đơn vị này cũng đồng thời phải hủy bỏ luôn việc phát sóng các game show dạng “ăn theo” như Bố đã trở lại và Mẹ tôi là siêu nhân. Tuy nhiên đài truyền hình Hồ Nam cho biết họ sẽ phát sóng các chương trình bị thổi còi này trên mạng.

 

Trung[-]Quốc[-]cấm[-]"Bố[-]ơi[-]mình[-]đi[-]đâu[-]thế"[-]lên[-]truyền[-]hình
Hình ảnh trong game show Bố ơi mình đi đâu thế ở Trung Quốc- Ảnh: Shanghaiist


Bảo vệ trẻ em

Các nhà quản lý truyền thông Trung Quốc cho rằng, việc ngăn trẻ em không tham gia vào những chương trình truyền hình sẽ giúp chúng được hồn nhiên tận hưởng tuổi thơ như chúng đáng được hưởng.

Tờ Shanghaidaily cho biết, nếu như trước đây những người nổi tiếng luôn cố gắng bảo vệ con họ trước sự soi mói của dư luận thì nay mọi thứ đã thay đổi cùng với sự xuất hiện của các chương trình truyền hình thực tế.

Kiểu chương trình này làm thỏa mãn những khán giả tò mò muốn biết cuộc sống của những người nổi tiếng ra sao. Tuy nhiên đúng như phân tích của giáo sư Ma Xiaoyan khoa truyền thông Đại học Shandong Normal, sự nổi tiếng luôn là con dao hai lưỡi, đặc biệt với trẻ em.

Việc “lên hình” khi còn quá nhỏ có thể gây ảnh hưởng tới hành vi của trẻ em. Mặc dù các chương trình truyền hình dạng này có thể là “mỏ vàng” với nhà đài nhưng cái giá mà những đứa trẻ phải trả thì không hề nhỏ.

Chuyên gia tâm lý học trẻ em Hou Lixia cho rằng, việc trở thành một ngôi sao nhí có thể gây tổn hại khôn lường với trẻ em. Nhất là khi sự đeo đuổi danh tiếng này không phải xuất phát từ chính bản thân đứa trẻ, mà phần nhiều là tư chính cha mẹ các em.

D. Kim Thoa/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trung Quốc cấm "Bố ơi mình đi đâu thế" lên truyền hình

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI