»

Thứ bảy, 23/11/2024, 04:56:08 AM (GMT+7)

Theo tiếng sáo gọi tình vùng cao Tây bắc

(15:33:30 PM 08/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Nếu lên vùng Tây Bắc, lang thang buổi tối ở bản làng thấy tiếng sáo Mông điều ấy đồng nghĩa với việc đang có một mối tình đang chớm nở ở vùng đất xứ này...

Người Mông rất ngại nói thẳng ra miệng anh yêu em hoặc em yêu anh, người ta chỉ giao tiếp âm thanh sáo. Đi có lần nào đó lên vùng cao Tây bắc dạo chơi lang thang ở các bản làng vào ban đêm yên tĩnh, thanh niên thường tỏ tình với bạn gái qua tiếng sáo của mình.


Các chàng trai người Mông ở Hà Giang bảo rằng, cũng chính vì do biết thổi sáo nên họ có rất nhiều bạn gái, tìm được vợ. Sáo dùng tỏ tình từ xa, từ khi bạn gái chưa nhìn thấy mình. Mình thổi thì bạn gái biết mình đến. Nghe tiếng sáo bạn gái biết thì ra đón.

 

 

[-]Lên[-]Hà[-]Giang[-]đi[-]theo[-]tiếng[-]sáo[-]gọi[-]tình


Sáo Mông là dạng sáo đơn, có gắn lưỡi gà, tiếng dân tộc gọi là trà pùn tử. Âm thanh của Sáo Mông có màu sắc độc đáo. Có những tiếng thô đục và rè bên cạnh những tiếng trong trẻo êm ái như tiếng người thủ thỉ, thấm sâu vào lòng người. Cái đẹp, cái độc đáo của sáo Mông chính là âm thanh của những bài dân ca Mông đầy sức quyến rũ với đủ loại tiếng chim, tiếng mưa, tiếng gió.


Âm thanh của sáo Mông độc đáo, trong trẻo và êm ái thấm sâu vào lòng người. Sáo Mông có nhiều loại, sáo dọc, sáo tiêu, sáo ngang, sáo gọi chim. Trong dân gian, sáo Mông là nhạc cụ của các chàng trai. Đàn ông Mông thường mang theo sáo như một người bạn đường, trong lao động và công cụ đắc lực trong việc chinh phục trái tim các cô gái. Tiếng sáo say đắm gọi người yêu và thổ lộ tâm tình cùng nàng trong những đêm trăng sáng trên các triền núi. 


Những chàng trai Mông chỉ cần thổi một đoạn sáo nào đó thì cô gái biết à anh chàng thổi bài này là hẹn gặp mình đây. Một đêm trăng hay là phiên chợ nào đó mình nghe từ xa xa vọng lại rất nhẹ nhàng, rất bay bổng. Nó cứ gập ghềnh như là đồi núi cao, núi đá lên xuống, hay lắm quyến rũ lòng không chỉ là các cô gái mông mà như mời gọi cả những du khách miền xuôi lên miền cao trải nghiệm


 

[-]Lên[-]Hà[-]Giang[-]đi[-]theo[-]tiếng[-]sáo[-]gọi[-]tình


Các chàng trai Mông ai cũng biết thổi sáo và họ thổi sáo ở mọi lúc, mọi nơi có thể. Những đêm trăng sáng, trên các triền núi cao, khi tiếng Sáo cất lên miên man trên những xóm núi, thì lúc đó đồng nghĩa rằng ở đó đang nhen nhóm một mối tình giữa chàng chai Mông với cô gái trong bản.


Tiếng sáo ai vang lên giữa vẻ tĩnh mịch của núi rừng, lúc dồn dập, lúc ngập ngừng như muốn gửi gắm tình cảm, lời tâm sự của chàng trai với người mình yêu qua âm thanh thoát ra từ những nốt tròn trên thân sáo.Tiếng sáo Mông thủ thỉ như lời hát trong một bài dân ca ngọt ngào.


Lên các bản làng người Mông đêm trăng, ngày hội, ngày tết hoặc ngày chợ, sẽ được nghe tiếng sáo trong trẻo vắt qua sườn núi. Các chàng trai Mông mỗi khi đi đâu thường hay mang sáo như một người bạn đường, trao tình với người yêu.

Tổng hợp
Từ khóa liên quan: Hà Giang, tiếng sáo, gọi tình, văn hoá
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Theo tiếng sáo gọi tình vùng cao Tây bắc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI