Di sản xanh » Văn hóa
"Rước đất, rước nước" - Nghi lễ tâm linh đặc sắc của người Tày Lào Cai
(23:18:21 PM 14/02/2014)Ảnh minh họa IE
Phần lễ được tổ chức trong không khí nghiêm trang. Từ sáng sớm, dân làng đã cử một đoàn người gồm: Thầy cúng, đội trống, chiêng, khèn và các cô, các chị… đi lên ngọn núi Pản Phố - nơi có nguồn nước trong nhất bản - rước về dự hội. Đất được chọn ở những vùng đất màu mỡ. Lễ rước đất, rước nước do các chàng trai, cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó trong lao động sản xuất tại địa phương được chọn lựa ở các làng đảm nhiệm.
Đi đầu đoàn rước là thầy cúng. Thầy được coi là người giữ vai trò sứ giả trong giao tiếp với các vị thần linh. Trong tay thầy cầm cây nêu - biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở - rước đến địa điểm diễn ra lễ hội. Tiếp theo là kiệu rước Nước và các mâm lễ. Nước được đựng trong hai ống bương to, tượng trưng cho ống bố, ống mẹ. Tiếp đến là kiệu rước Đất - hồn mẹ Đất được lấy từ trên đỉnh núi cao thiêng liêng. Sau đó là đến các mâm lễ để dâng các vị thần linh. Lễ vật gồm một mâm quả còn bên trong đựng các loại hạt giống do các cô, các chị kỳ công làm ra; các mâm xôi ngũ sắc; gà luộc; hoa quả… đều là những sản vật tinh túy của mùa màng, thành quả sản xuất của dân bản trong năm. Đội chiêng trống đi hai bên thầy cúng nổi chiêng trống.
Sau hồi làm lễ, người chủ hội sẽ chia đất và nước thành nhiều phần để các làng mang về, đất được rải trên đất nông nghiệp trong làng, nước được đưa về gia đình sử dụng, cầu mong đất mới, nước mới mang lại một năm may mắn, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, người dân trong làng có sức khỏe.
Bên rừng mận Tam hoa nở trắng, người Tày bước vào phần hội với những màn xòe điệu nghệ của các cô gái, chàng trai. Khi các màn xòe kết thúc là các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, đánh tu lu (con quay), chọi gà, chọi trâu (bằng bắp bi chuối và măng), ném còn… bắt đầu. Dù là ngày hội của người Tày nhưng các dân tộc khác trong vùng cũng đến dự rất đông vui.
Đối với người Tày ở Bản Hồ (Sa Pa), lễ rước nước, rước đất thường diễn ra vào ngày đẹp trong tháng Giêng hằng năm, thường từ mùng 8 đến Rằm tháng Giêng. Đoàn rước bao giờ cũng đi từ rất sớm khi trời còn chưa rõ mặt người. Trong đoàn gồm có: Thầy cúng, đội trống, đội khèn, hai đôi nam nữ chưa vợ chưa chồng khiêng kiệu rước. Kiệu rước được trang trí sặc sỡ nhiều mầu theo biểu tượng âm dương ngũ hành. Phần lễ có đôi chút khác biệt, tuy nhiên về cơ bản vẫn giữ nguyên tinh thần chính của nghi thức đó là biểu thị tín ngưỡng cầu nước và đất nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân để cầu cho muôn dân được một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu…
Lào Cai có 25 dân tộc chung sống, mỗi dân tộc một bản sắc văn hóa riêng. Một năm Lào Cai có trên 30 lễ hội, trong đó tháng Giêng có đến 70% các lễ hội. Đây là điểm nhấn thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Lào Cai. Theo ông Ma Thanh Sợi, người Tày xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, nghệ nhân chuyên nghiên cứu và sưu tầm văn hóa dân gian của người Tày thì đây là lễ chính, to và quan trọng nhất trong phần lễ hội đầu năm của người Tày Lào Cai.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.