Di sản xanh » Văn hóa
Những lễ tục của người Chăm trong năm mới
(10:40:58 AM 03/02/2014)Lễ hội Rija Nagar
Ông Ka-ing đang thực hiện nghi thức cúng lễ trong lễ hội Rija Nagar.
Rija Nagar là lễ hội được tổ chức hàng năm vào tháng giêng Chăm lịch, được xem là Tết trong năm mới của người Chăm. Lễ được tổ chức trong 2 ngày dành cho cả cộng đồng Chăm không phân biệt Chăm Ahier hay Awal.
Ngày đầu của buổi lễ, mọi người trong làng cùng phụ giúp làm nhà lễ gọi là kajang để thực hiện nghi thức cúng,. Ông Ka-ing được xem là trung tâm của buổi lễ với những điệu múa nhập đồng, tay cầm roi, mía, quạt múa điệu dâng cúng các vị thần trong tín ngưỡng người Chăm.
Ngày thứ hai của buổi lễ sẽ dâng những lễ vật như dê luộc, rượu, trầu, mâm hoa quả và quả lựu tượng tưng cho Cei Dalim - vị thần mang những điều tốt lành cho người dân. Kết thúc buổi lễ là tiễn đưa hình nhân thay thế cho dân làng xuống dòng sông nhằm mang đi những tai ương, xấu xa, hoạn nạn của năm cũ và mang đến những điều tốt lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, no ấm trong năm mới.
Lễ dâng xôi, chè
Một bãi đất trống lớn nhất ở đầu làng được người dân sử dụng cho lễ dâng xôi, chè. Trong ngày này, mọi gia đình trong làng đều phải chuẩn bị một mâm lễ vật là chè ngọt, xôi và hoa quả để dâng cúng cho vị thần cai quản địa phương nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa và bình an cho xóm làng.
Vào ngày lễ, mọi người trong làng nô nức, người lớn thì tất bật chuẩn bị cho gia đình một mâm xôi chè thịnh soạn, lũ trẻ thì háo hức được thụ hưởng những chén chè ngon ngọt sau buổi lễ. Một bầu không khí sôi động náo nhiệt ở một vùng quê Chăm yên bình và an lành.
Xôi, chè được dâng cúng ở bãi đất trống trong làng.
Tục cúng đất đầu năm
Cúng đất là một lễ tục quan trọng trong năm mới của người Chăm, để cầu mong cho tổ tiên và thần thổ địa phù hộ cho gia chủ một năm mới có được những phúc lành, làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu.
Mâm lễ là hai con gà, một đực và một mái. Gà luộc chín và để đầy đủ các bộ phận, nước luộc gà được dùng làm canh cho lễ cúng, cùng với trứng vịt, trầu, cau, trà, rượu và chén lửa.
Sau lễ cúng, mọi người thân trong gia đình cùng hàng xóm láng giềng quây quần ăn bữa cơm và nhâm nhi vài chén rượu trò chuyện.
Lễ cúng gà đầu năm
Người Chăm sử dụng lịch pháp 12 con giáp như những dân tộc láng giềng khác ở Đông Nam Á như Tikuh (Chuột), Kabauw (Trâu), Rimaong (Hổ), Tapai (Thỏ), Inâ Girai (Rồng), Ula Anail (Rắn), Asaih (Ngựa), Pabaiy (Dê), Kra (Khỉ), Mânuk (Gà), Asau (Chó), Pabuei (Lợn). Mỗi người sinh ra đều ứng với năm con giáp theo lịch Chăm để định vị tuổi tác. Người Chăm cũng quan trọng tuổi theo con giáp như các dân tộc anh em khác, dựa vào con giáp để thực hiện các nghi lễ theo tín ngưỡng dân tộc cho phù hợp như đám cưới, dựng nhà mới, làm ăn buôn bán…
Vào đầu năm mới, người Chăm dựa vào những quan niệm xung khắc theo con giáp để thực hiện nghi thức cúng gà nhằm xua tan mọi thứ xấu xa, giải trừ nghiệp chướng và cầu mong mọi điều tốt đẹp đến với người đó. Lễ vật là một con gà ứng với một thành viên trong gia đình do chức sắc Po Acar làm chủ lễ cùng với trầu cau và chén lửa.
Chức sắc đang thực hiện nghi thức cúng Ba ahar mah.
Với gia đình có 6 người trong đó có 3 người không hợp tuổi thì lễ vật cúng là 3 con gà ứng với 3 thành viên. Cúng gà đầu năm là một nghi thức quan trọng trong những ngày lễ đầu năm của người Chăm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.