Di sản xanh » Văn hóa
Chủ nhật, 19/01/2025, 09:12:12 AM (GMT+7)
Những bức thơ - họa hay về mùa xuân
(09:40:58 AM 20/02/2018)(Tin Môi Trường) - Mùa xuân được chọn làm phần mở đầu cho cuốn art book "5 mùa" - sách tập hợp những câu thơ của các nhà thơ nổi tiếng và tranh minh họa của họa sĩ hôm nay.
>> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông >> Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
Những vần thơ đầy mê đắm trong bài Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu, do họa sĩ Huỳnh Kim Liên minh họa: "Ta muôn ôm/ Cả sự sống mới bắt đầu mơn mỏn;/ Ta muốn riết mây đưa và gió lượn/ Ta muốn say cánh bướm với tình yêu/ Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều/ Và non nước, và cây, và cỏ rạng/ Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng/ Cho no nê thanh sắc của thời tươi;/ Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi".
“Tháng giêng xanh như một đôi mắt nhỏ/ Em biết không, ta gieo một hạt mầm/ Ta đã đợi mùa xuân từ thuở đó/ Suốt những mùa, em có chút bâng khuâng?” - Trích đoạn thơ trong bài Xuân của Sâm Cầm, tranh của họa sĩ Phùng Nguyên Quang.
Tranh của Minomie họa lại tứ thơ trong trẻo trong bài Xuân Ý của Hồ Dzếnh: " Trời đẹp như trời mới tráng gương/ Chim ca tiếng hát rộn ven tường/ Có ai bên cửa ngồi hong tóc/ Cho chảy lan thành một suối hương"
Những tiếng lòng mời gọi thiết tha trong mùa xuân được họa sĩ Phùng Nguyên Quang họa lại theo ý thơ A Khuê: "Về đây nghe em!/ Về đây mặc áo the đi guốc mộc/ Kể chuyện tình bằng lời ca dao/ Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới/ Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai/ Về đây gọi tiếng xưa..."
"Năm nay đào lại nở/ Không thấy ông đồ xưa/ Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?" - những vần thơ khắc khoải thương nhớ về văn hóa, Tết xưa của Vũ Đình Liên do họa sĩ Jill Shey minh họa.
"Anh cho em mùa xuân/ Mùa xuân này tất cả/ Lộc non vừa trẩy lá/ Thơ còn thương cõi đời/ Con chim mừng ríu rít/ Vui khói chiều chơi vơi" - Bài thơ Nụ hoa vàng ngày xuân của Kim Tuấn do họa sĩ Phạm Quang Phúc minh họa.
Họa sĩ Châm Tôn họa lại cảnh sắc dịp Tết chốn thị thành trong bài thơ Không đề của Lê Minh Quốc: "Tháng Giêng nắng đẹp trên đường phố/ Hồn đào khoe thắm sắc hoa tươi/ Mừng thêm tuổi mới ngày Nguyên đán/ Yêu nhất là ai mở miệng cười".
Trong thơ Huy Cận, tranh Huỳnh Kim Liên, hồn xuân được ví với một cô gái xinh đẹp, đầy sức sống: "Khách qua đường ơi! Em tôi đây/ Chân em: cỏ mượt, mắt: hồ đầy/ Lòng em hóa cánh chờ anh gặp/ Man mác hồn xuân ngọn gió hây".
Mùa xuân - mùa nảy nở của yêu đương - được Xuân Diệu viết trong bài Tứ tuyệt tương tư, họa sĩ Mr. Phan minh họa: "Hoa tím tương tư đã nở đầy/ Mời em dạo bước tới vườn đây/ Em xem: yêu mến em gieo hạt/ Hoa tím tương tư đã nở đầy".
Khúc hát mến yêu cuộc sống trong mùa xuân được hà thơ Thanh Hải viết trong bài Mùa xuân nho nhỏ, họa sĩ Phùng Nguyên Quang minh họa: "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc/ Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời".
Vẻ đẹp xuân thì trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử được Mr. Phan minh họa: "Sóng cở xanh tươi gợn tới trời/ Bao cô thôn nữ hát trên đồi/ Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi".
Trong bài thơ Bốn mùa của Chu Hoạch, mùa xuân là cái cớ để yêu. Từ tứ thơ về bốn mùa luân chuyển, Phùng Nguyên Quang vẽ cảnh xuân: "Thế rồi/ Hết tháng/ Hết năm/ Lại Xuân! Xuân lại thì thầm xui yêu".
Họa sĩ Jill Shey họa lại câu Kiều được cho là vần thơ kinh điển về mùa xuân: "Cỏ non xanh rợn chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".
(Theo Zing)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.