Di sản xanh » Văn hóa
Người giữ hồn cho dân tộc Cor
(08:53:30 AM 17/08/2013)Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, những giá trị văn hóa dân tộc ngày càng bị mai một dần. Đối với người phụ nữ dân tộc Cor ngày xưa, tiếng Kèn amáp rất gần gũi thân thuộc nhưng hiện nay, thế hệ trẻ lại rất ít người biết chơi loại nhạc cụ này. Bà Hồ thị Bảy ở thôn Trà Nga, xã Trà Phong, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) là một trong những nghệ nhân chơi amáp hay nhất còn lại nơi đây. Cùng với người cháu là Hồ Thị Lâm, bà mong mỏi được truyền lại tiếng kèn độc đáo này cho con cháu nhưng người theo học vẫn còn rất kén.
Tuy đã gần 80 tuổi, nghệ nhân Hồ Thị Bảy còn rất nhanh nhẹn, yêu đời. Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về Kèn amáp, muốn được nghe tiếng Kèn của bà, bà liền lấy Kèn và thổi cho chúng tôi nghe bài amáp ru con. Nghệ nhân Bảy cho biết: Ngày xưa, khi con nhỏ quấy khóc, người mẹ lấy amáp ra thổi, nghe tiếng kèn du dương réo rắt, đứa con im lặng và chìm vào giấc ngủ.
Ảnh minh họa
Kèn amáp là loại nhạc cụ độc đáo và rất đặc trưng của người Cor, chỉ người Cor mới có và chỉ có phụ nữ Cor mới dùng loại nhạc cụ này. Kèn amáp được làm từ thân của một loại cây mà đồng bào Cor gọi là cây amáp. Cây amáp mọc khắp nơi trên các sườn đồi ở các huyện Trà Bồng và Tây Trà, những thân cây già, thẳng được chọn để làm Kèn amáp. Kèn amáp dài khoảng 30cm, tiết diện bằng đầu nhọn của chiếc đũa ăn cơm. Một đầu để trống, đầu còn lại được bịt kín bằng sáp ong tạo lưỡi gà dài khoảng 2 phân, để khi thổi, hơi sẽ làm lưỡi gà rung lên, tạo nên những âm thanh rất đặc trưng của loại nhạc cụ này. Cách làm Kèn amáp tương đối đơn giản, nhưng để làm được kèn hội đủ các yếu tố về cung bậc âm thanh trầm, trung, cao và trên hết là trong đạt đến độ chuẩn là rất khó, hiện nay không còn nhiều người biết làm nhạc cụ này, bà Bảy cho biết.
Thường ngày, bà Bảy vẫn cùng với người cháu của mình là Hồ Thị Lâm chơi amáp. Kèn amáp có những bài chỉ cần một người thổi như bài "Amáp ru con", lúc này người thổi ngậm đầu gốc. Nhưng có những bài như "Đi làm nương rẫy", "Bảo vệ nương rẫy", "Đi lấy con dâu mới" thì phải thổi 2 người, lúc này đầu gốc dành cho người thổi, còn đầu ngọn dành cho người trò chuyện, hai người có thể đổi đầu cho nhau. Đây cũng là một nét độc đáo của Kèn amáp khi diễn tấu. Khi thổi đôi, vai trò của người trò chuyện là quan trọng nhất, đòi hỏi kỹ thuật cao và khả năng nói.
Đối với người Cor ở Quảng Ngãi, tiếng Kèn amáp là một trong những nét văn hóa ăn sâu trong tiềm thức. Trong sinh hoạt của đời sống, lễ, hội của người Cor đều có tiếng amáp. Thế nhưng cùng với sự phát triển của đời sống xã hội hiện đại làm cho khoảng cách giữa vùng miền ngày càng rút ngắn. Một bộ phận thanh thiếu niên đồng bào Cor không còn mấy mặn mà với các nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Không để cho những tiếng đàn, tiếng hát đậm bản sắc dân tộc bị mất đi, bà Bảy vẫn kiên trì hướng dẫn và truyền nghề cho con cháu. Bà luôn khát khao có được những lớp học hướng dẫn cho con cháu người Cor về sử dụng và biểu diễn nhạc cụ dân tộc Cor trong đó có tiếng Kèn amáp. Tuy nhiên, dù rất muốn tìm người để truyền lại tiếng kèn này cho đời sau nhưng ngay cả con cháu trong nhà cũng chỉ học được vài hôm lại thôi. Em Hồ Thị Lâm đang được bà Bảy chỉ dạy cách thổi amáp cho biết: Cháu là người theo học cách thổi amáp từ mấy năm nay nhưng đến nay cháu mới chỉ thổi được những bài đơn giản và âm thanh nghe chưa trong trẻo. Một số bạn cũng từng theo học cách thổi amáp, nhưng không được bao lâu thì đều bỏ hết. Theo cháu, để biết thổi amap thì không khó, nhưng để thổi hay thì rất khó, đòi hỏi người học phải thường xuyên luyện tập và hơn hết là sự say mê với nhạc cụ này.
Tiếng Kèn amáp ngân vang hòa với tiếng vi vu của gió ngàn, tạo nên sự thanh thản trong tâm hồn. Tiếc là, thế hệ trẻ hiện nay chưa thấy hết giá trị của nhạc cụ đặc sắc và độc đáo này. Các ngành chức năng cần sớm có những giải pháp hữu hiệu để cùng với những nghệ nhân giàu tâm huyết bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc, làm tài sản tinh thần vô giá cho đời sau.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.