Di sản xanh » Văn hóa
Nét đẹp văn hóa trong lễ hội Ok Om Bok
(09:38:43 AM 11/11/2013)Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Khmer, thần mặt Trăng được xem là vị thần quan trọng nên được mỗi gia đình, mỗi Phum Sróc và cộng đồng người Khmer suy tôn và thờ cúng. Từ xưa, hàng tháng cứ vào ngày trăng tròn – ngày rằm, người Khmer đều tổ chức lễ cúng trăng tại nhà, cầu cho vị thần này bảo hộ mùa màng để lúa thóc đầy bồ. Đến khi Phật giáo Nam Tông (Therevada) ảnh hưởng, người Khmer vẫn chọn ngày trăng tròn và ngày không trăng (ngày rằm và 30 âm lịch) hàng tháng đến chùa nghe kinh, niệm Phật cầu khấn các vị thần linh trong đó có thần mặt Trăng sẽ phù hộ cho họ có cuộc sống đầy đủ, sung túc.
Trong lễ hội Ok Om Bok có nhiều nghi thức được tổ chức cúng tại nhà và cúng ở chùa.
Buổi chiều, người dân chuẩn bị các vật cúng chủ yếu là nông sản mà họ sản xuất ra như: Cốm dẹp, chuối, dừa, khoai lang, khoai mì, cam, quít… Đến tối, khi mặt Trăng vừa nhô lên khỏi ngọn tre, người ta sắp xếp các vật cúng đã chuẩn bị sẵn lên một cái bàn có trải vải đặt trước sân. Kế đến, Chủ gia đóng vai trò là chủ tế thắp nhang kính cẩn khấn vái tạ ơn thần mặt Trăng năm qua đã phù hộ, độ trì cho gia đình được bình yên, mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Cầu mong thần tiếp nhận những lễ vật và chứng giám lòng thành mà tiếp tục phù hộ cho gia đình năm sau vạn sự như ý. Sau đó, mỗi đứa bé cầm một cái Sala Tho nghe chủ gia đọc kinh dâng cúng và đúc cho trẻ ăn cốm dẹp, chuối. Đầu tiên, bẻ nữa trái chuối cho vào miệng trẻ và đúc một nắm nhỏ cốm dẹp rồi hỏi: “con ước muốn điều gì?”. Đứa bé trả lời theo ý của chúng. Người hỏi đấm nhẹ vào lưng trẻ ba lần và nói rằng: “con sẽ được như ý nguyện”.
Mâm cúng trăng của người Khmer
Bên cạnh việc cúng trăng tại nhà, nghi thức cúng trăng tại chùa được tổ chức quy mô hơn ở gia đình bởi nó mang tính cộng đồng của Phum Sróc.
Để tổ chức lễ, ngay trong ngày rằm người ta tìm ba cây tre thật thẳng đốn đem về làm bàn lễ. Hai cây trồng đứng cách nhau khoảng 4-5 m. Cây còn lại buộc vào hai cây kia nằm ngang song song với mặt đất tạo thành chiếc cổng. Cổng có trang trí hoa lá, bên dưới đặt một cái bàn dùng để vật cúng. Đồng thời người ta còn tìm những cây mía bứng lấy cả gốc đem về trồng phía trước hai bên bàn cúng.
Các hoạt động được tổ chức trong lễ hội thường là đua ghe ngo, thả đèn nước, lồng đèn gió cùng với các trò chơi dân gian như: kéo co, đập nồi đất, nhảy bao, đẩy gậy, bóng chuyền, leo cây dầu,… Đặc biệt là đua ghe ngo ở Trà Vinh, Sóc Trăng và hội đua bò ở An Giang. Hàng năm, lễ hội Ok Om Bok tại Trà Vinh được tổ chức rất long trọng tại khu di tích danh thắng cấp Quốc gia Ao Bà Om, thu hút hàng chục ngàn du khách trong và ngoài nước về đây tham dự.
Thả đèn hoa đăng tại Ao Bà Om
Đua ghe ngo
Gắn với Lễ hội Ok Om Bok năm nay (2013), từ ngày 12/11/2013 đến ngày 17/11/2013, tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội chợ lúa gạo và xúc tiến Thương mại - Du lịch với quy mô cấp tỉnh, có mở rộng ra các tỉnh, thành phố trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ tham gia phần hội chợ triển lãm. Về không gian tổ chức, lễ hội sẽ diễn ra tại sông Long Bình, thành phố Trà Vinh (cuộc đua ghe ngo); khu văn hóa du lịch Ao Bà Om, phường 8, thành phố Trà Vinh (lễ hội chính và hội chợ) và nhà thi đấu đa năng của tỉnh (các giải thể thao)…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.