Di sản xanh » Văn hóa
Làng Chăm và văn hóa làng
(14:46:29 PM 19/07/2013)
1. Vị trí tốt nhất của làng Chăm là cổng hướng về Nam, phía núi. Tục ngữ: Cơk mưraung, kraung birak - Núi hướng Nam, sông hướng Bắc. Nhưng khác với làng người Kinh mà ngõ chẹt nhỏ hẹp với nhà san sát nhau, đường, chẹt trong palei Chăm khá thoáng. Nhà cửa được bố trí theo liên gia trong dòng họ (gơp); dòng họ này lại chia ra thành chi họ (ciet prauk). Dĩ nhiên trong quá trình chung sống, đôi khi xuất hiện vài gia đình khác dòng họ đột xuất xen vào. Các liên gia được bố trí theo từng dãy nằm song song cách nhau bằng lối rộng và thẳng đủ cho xe bò có thể tránh nhau. Lối này đi sang lối khác bằng các chẹt; chẹt này thì nhỏ hơn.
Nhà ở của người Chăm. Ảnh minh họa
Nhà Chăm luôn được bao bọc bởi hàng rào, xưa là cây củi hay tre, nay bằng tường thành. Cổng vào nhà hướng về Nam. Đi theo lối chính rẽ vào chẹt, chưa bắt gặp cổng ngay mà phải ngoặt thêm 3 -4 bước nữa mới tới cổng. Đến lúc này vị khách mới thật sự bước vào cổng nhà.
2. Khuôn viên nhà Chăm có thể có một hay vài gia đình chung sống. Tạm lấy một gia đình ăn nên làm ra làm mẫu. Nhà (Sang) Chăm có 5 căn, tùy công dụng của nó, được bố trí khác nhau. Sang Yơ, là ngôi nhà được dựng đầu tiên, hướng Đông tây, vừa để ở vừa dùng cho phong tục tập quán mang tính gia đình. Sang Mưyuw dựng song song với Sang Yơ, cửa lớn mở ra hướng Nam, thông với Sang Yơ. Sang Twai hay Sang Halơm dùng để tiếp khách và dành cho khách lưu trú. Sang Gan (nhà ngang), cửa mở hướng Đông nối với đầu hồi Sang Yơ. Sang Ging (nhà bếp) nằm biệt lập và cách quãng hẳn các nhà kia, có khi nằm khuất sau Sang Gan.
Ngoài ra người Chăm còn dựng thêm một gian trống và thoáng ở chỗ thuận tiện trong khuôn viên nhà, dùng làm bên dưới là cối xay lúa, phía trên là giàn để cất nông ngư cụ và các dụng cụ khác. Nếu khuôn viên nhà rộng rãi, người Chăm có thể bố trí một vài giàn mướp, bầu. Quan sát khuôn viên nhà người Chăm, khách thường lấy làm lạ là hiếm khi thấy bóng cây, nhất là cây to cao, dù đây là xứ nắng nóng và ít mưa nhất nước. Thường thì do ngại giông bão miền Trung, nhưng không ít người Chăm sợ ma trú; do đó khi gia đình có người ốm, bà con hay chặt bỏ cây.
3. Vậy, khách vào nhà Chăm có kiêng kị gì không? - Chắc chắn là có. Dân tộc nào chả thế! Người chết ở ngoài làng thì thi thể không được đưa vào làng, là điều đầu tiên phải biết đến. Thế, nhỡ người Kinh sống cộng cư thì sao? Họ vẫn được phép mang vào, với điều kiện sau đó làm lễ tẩy uế làng. Rủi ro con đỏ (nhjrwah) đâu lạc vào làng thì làng cũng phải làm lễ rửa làng. Riêng với người Chăm Bàni kiêng thịt heo, việc thả “heo vào trong vòng rào” cũng là điều tối kị, nói chi mang thịt heo vào nhà.
Người Chăm nghèo thế, nhưng mang của cải cho người chết phải là “hàng thật” chứ không được đem hàng mã (dù là để đốt đi). Họ tin sinh hoạt ở cõi âm cũng hệt như cõi dương vậy. Người Chăm tin có quỷ ma. Là ma, khi bạn chết “không lành”, và nhất là khi chưa làm đám thiêu. Để tránh tà ma, bà con Chăm còn có lệ dùng nồi gốm trét vôi trắng treo hai bên cổng vào nhà. Trong tháng nằm lửa kiêng kị, người ta treo nhánh xương rồng ở hai bên cổng vào nhà để làm hiệu nhà có người sinh. Ngoài ra người Chăm còn cho đốt lửa giữa sân, vừa sáng tránh ma tà vừa giữ “vệ sinh”.
Đó là mấy sự “lớn”, ngay việc nhỏ như “trải chiếu”, người Chăm cũng có “văn hóa”. Bạn trải chiếu sai hướng, đố có quý ông Chăm nào dám ngồi. Phải là hướng Đông - Tây chứ không ngược lại, bởi hướng Bắc - Nam là hướng nằm của người chết.
Vỡ lòng bấy nhiêu cũng tạm đủ, bạn vào làng Chăm, nhà Chăm mà không vấn đề gì cả. Twai tamư paga yuw ba mưda tamư sang: Khách bước vào nhà như mang giàu sang đến cho mình. Tại sao bạn còn ngần ngại?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
- Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” tại Lễ hội Đền Hùng 2024
- Nhà thiết kế Yến Ngô lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong gala "Khát vọng xanh" ở Đền Hùng
- Phim "Đinh Sư Phụ" chính thức công chiếu trên siêu ứng dụng giải trí VieON
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.