»

Thứ tư, 30/10/2024, 12:18:43 PM (GMT+7)

Kiến giải mới về nguồn gốc lễ Vu Lan

(01:51:07 AM 03/09/2020)
(Tin Môi Trường) - Tác giả sách "Nghiên cứu về nguồn gốc lễ Vu Lan" cho rằng, lễ Vu Lan do tổ tiên người Việt tạo ra trên cơ sở Phật giáo hóa hai loại hình văn hóa lễ Trung nguyên và Đạo Hiếu.

Vu Lan là lễ hội truyền thống có từ lâu đời, mang giá trị nhân văn của văn hóa Á Đông. Do lễ hội này trùng với Tết Trung nguyên (15/7 theo nông lịch) nên từ lâu nhiều người nghĩ rằng lễ hội này có nguồn gốc từ Phật giáo Trung Hoa.

 
Tuy nhiên, lễ hội này có nguồn gốc từ kinh Vu Lan Bồn - một bản kinh được cho là dịch từ tiếng Phạn - với nội dung nói về đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, hiện tiền và quá vãng.
 
Vì có những tương đồng và khác biệt như vậy, nên từ hàng nghìn năm trước, người ta không ngừng tìm kiếm nguồn gốc của lễ hội cũng như bản kinh gốc chữ Phạn. Tuy nhiên, từ đó cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
 
Kiến[-]giải[-]mới[-]về[-]nguồn[-]gốc[-]lễ[-]Vu[-]Lan
Bìa sách Nghiên cứu về nguồn gốc lễ Vu Lan.
 
Trong cuốn Nghiên cứu về nguồn gốc lễ Vu Lan, NXB Hà Nội và Thái Hà Books xuất bản mới đây, tác giả Viên Như (tu sĩ Phật giáo trụ trì tại chùa Linh Sơn, Đà Lạt) tìm hiểu 2 lĩnh vực dịch học và khoa đẩu. Từ đó, tác giả đưa ra một kiến giải khác những gì mà người ta bàn luận về nguồn gốc của lễ Vu Lan trước nay.
 
Viên Như cho biết theo truyền thống, lễ Vũ Lan bắt đầu từ câu chuyện dân gian ngài Mục Kiền Liên sau khi tu tập chứng được thần thông, nhìn thấy mẹ mình chết biến thành một con ngạ quỷ (quỷ đói) bị giam hãm nơi địa ngục.
 
Vô cùng đau khổ, ngài liền hiện xuống bên mẹ, dâng một bát cơm, vì sợ các ngạ quỷ khác lấy mất, bà vội và bốc ăn, nhưng vì lòng tham đã huân tập từ trước, nên khi cơm chưa vào miệng đã hóa thành lửa.
 
Mục Liên Kiền liền quay về thưa rõ sự tình với đức Phật và được đức Phật dạy cho phương pháp để cứu mẹ, từ đó ngày Vu Lan Bồn trở thành báo hiếu cha mẹ.
 
Viên Như cũng cho biết Vu Lan báo hiếu bắt đầu phổ biến cách đây gần 1.500 năm, thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu Lan vào năm Đại Đồng thứ 4 (538). Để tổ chức trai hội này, Lương Vũ Đế đã căn cứ vào các bản kinh Vu Lan Bồn có từ thời Đông Tấn, trước đó khoảng 300 năm.
 
Sau lễ trai tăng của Lương Vũ Đế, lễ Vu Lan trở thành một dấu mốc quan trọng hàng năm với người theo Phật giáo Bắc Tông và theo thời gian càng ngày càng có có nhiều câu hỏi về nguồn gốc của lễ hội này.
 
Người ta đã tốn không ít giấy mực để giải thích về nguồn gốc của nó và trích dẫn nhiều bản kinh của các vị cao tăng đã dịch, có bản khuyết danh, nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguồn gốc bản kinh bằng chữ Phạn cả.
 
Bên cạnh đó, người ta còn tranh cãi nghĩa của từ Vu Lan Bồn - Ullambana và thường cho rằng ba âm này được phiên âm từ tiếng Phạn, có nghĩa là cứu sự bị treo ngược.
 
Kiến[-]giải[-]mới[-]về[-]nguồn[-]gốc[-]lễ[-]Vu[-]Lan
Vu Lan báo hiếu. Ảnh: Việt Linh.
 
Về chuyện này vào năm 2012, đã có một trao đổi hết sức thú vị giữa An Chi và Vương Trung Hiếu, câu chuyện xoay quanh về chữ nghĩa.
 
Chuyện thứ nhất, An Chi cho rằng thức ăn phải đựng trong "bình", trong "bát" mới “đàng hoàng lịch sự” nhưng Vương Trung Hiếu thì cho rằng đựng trong “bồn” mới đúng. Đồng thời dẫn một đoạn kinh để chứng minh cho ý kiến của mình.
 
Chuyện thứ hai là từ Ullambana hay Ullambhana đâu là từ phiên âm thành Vu Lan Bồn. An Chi phân tích cặn kẽ và kết luận Ullambana là treo lên, con Vương Trung Hiếu thì cho rằng từ Ullambana không có trong tiếng Phạn.
 
Từ dẫn giải trên Viên Như cho rằng, bàn về nguồn gốc lễ Vu Lan người ta chỉ tập trung vào 2 vấn đề chính. Một là tính chân thực của bản kinh, tức là người ta đòi hỏi có một Phạn bản cho kinh này. Hai là từ nguyên của cụm từ Vu Lan Bồn với giải thích là phiên âm từ Phạn ngữ Ullambana.
 
Đề cập tới nguồn gốc của từ Vu Lan Bồn, Viên Như cho rằng từ này không phải là phiên âm của từ Ullambana, chữ Phạn mà là một cụm từ chỉ một lễ hội mà người Việt đã thực hành hạnh Hiếu và được đạo Phật hóa. Không hề có chuyện để thực phẩm, hay cúng dường vào cái thau, chậu bồn như sách sáng tác về sau giải thích.
 
Viên Như cũng đưa ra một nguồn gốc khác về lễ Vu Lan và chứng minh Vu Lan Bồn là do tổ tiên nước Việt đã Phật giáo hóa hai loại hình văn hóa lễ Trung nguyên và Đạo Hiếu, được hình thành trên quan niệm dịch học, sau khi đã tiếp nhận và dân tộc hóa Phật giáo.
 
Nói cách khác là tổ tiên nước Việt đã nhận Phật giáo là quốc giáo từ thế kỷ III trước Công nguyên.
 
Theo Viên Như, tất cả lễ hội đều có nguồn gốc từ dịch học, và trong cuốn sách lần đầu tiên ông giới thiệu dịch Liên Sơn và Quy tàng.
 
Loại dịch có từ thời nhà Hạ đã thất truyền từ lâu, nhưng lại được tổ tiên nước Việt thể hiện trong nhiều ngôn ngữ khác nhau của nền văn hóa nước Việt. Nó cho ta biết được nguồn gốc con người cũng như văn hóa Việt đến từ đây; và lễ Vu Lan cũng bắt nguồn từ đó.
(Tri thức trực tuyến)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kiến giải mới về nguồn gốc lễ Vu Lan

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI