Di sản xanh » Văn hóa
Khu Tưởng niệm các Vua Hùng: Nơi giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"
(16:15:43 PM 22/04/2013)Kiến trúc đường tre dọc hai bên đường đi vào Đền
Khu tưởng niệm các Vua Hùng ở TPHCM là công trình Lịch sử - Văn hóa đầu tiên được xây dựng trong Khu Công viên – Lịch sử Văn hóa dân tộc thành phố HCM được khánh thành đúng vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 năm Kỷ Sửu 2009.
Khu tưởng niệm các Vua Hùng có diện tích khoảng 6 ha với 7 hạng mục công trình, được xây dựng theo phong cách hiện đại, phóng khoáng, mạnh mẽ của người dân Nam bộ và cũng là nét đặc trưng của người dân thế kỷ 21 tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Trong đó công trình chính là Đền tưởng niệm các Vua Hùng với biểu tượng “Chim Lạc vươn cánh bay về phương Bắc” vừa hiện đại vừa thấm đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Quảng trường khu tưởng niệm các Vua Hùng là một khoảng sân trống hình vuông với diện tích 4.000 m2, nền sân có hình mặt trời với những tia sáng tỏa ra xung quanh, theo mô phỏng mặt trống đồng Đông Sơn. Nền quảng trường gợi nhớ về nhận thức vũ trụ của người xưa cho rằng “trời tròn, đất vuông”. Xung quanh quảng trường là các hàng cây cọ cao hơn 3m xòe tán tròn râm mát, một giống cây đặc sản từ vùng “rừng cọ đồi chè” của tỉnh Phú Thọ mang vào và đã thích nghi và tươi tốt với vùng đồi gò phía đông thành phố. Quảng trường còn toát lên vẻ trang nghiêm, hoành tráng bởi hai hàng cột đá xanh (cạnh mỗi cột đá 1m). Cột đá cao khoảng 6m, 18 cột đá này tượng trưng cho các đời Vua Hùng trong lịch sử cổ đại Việt Nam.
Từ quảng trường qua 5 bậc đá là đến Nghi môn (hay còn gọi là cổng vào đền). Nghi môn cao khoảng 8m, là công trình kiến trúc được tạo dựng bởi các khối đá hình chữ nhật tạo nên các cột vững chắc đỡ các mái và tạo khoảng không ra vào. Dưới mái chính giữa nghi môn gắn phiến đá hình chữ nhật, có hoa văn bao quanh, chính giữa khắc chìm dòng chữ “Đền tưởng niệm các Vua Hùng”. Bên trái và phải nghi môn có 2 tượng võ sĩ, một người cầm giáo dài, một người mang rìu chiến trong tư thế oai phong canh giữ nghi môn.
Tại gian thờ chính giữa Đền tưởng niệm các Vua Hùng chia làm 3 bậc: Bậc một là mặt dựng của vách trung tâm, trên bậc này gắn phù điêu đá granit trắng. Phù điêu trạm khắc chìm hình nhà sàn và hình chiến thuyền theo hoa văn thời Đông Sơn. Nhà sàn và thuyền là hai không gian sống chính của người Việt cổ trên cơ sở của nền văn minh lúa nước. Bậc hai là nơi đặt ngai thờ của Âu Cơ và Lạc Long Quân, những vị được coi như là thủy tổ của người Việt nằm ở vị trí trang trọng nhất trong gian thờ. Bậc 3 là nơi đặt ngai thờ và bài vị Quốc Tổ Hùng vương. Hai bên ngai thờ là hai bình gốm đựng đất và nước từ Đất Tổ, ngoài ra còn có 2 ngọn minh đăng, đây là 2 cây đèn dầu bằng đồng 18 ngọn xếp theo hình tháp có đáy là hình tròn.
Gian thờ bên trái thờ Lạc Hầu, tiếp theo là 3 gian thờ nối tiếp nhau thờ các vị thần trong nền văn hóa Việt cổ như: Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Lạc Dân. Gian thờ bên phải thờ Lạc tướng, tiếp theo gian thờ Lạc Tướng là 3 gian thờ nối tiếp nhau thờ các vị vua và anh hùng dân tộc thời Cổ đại như: An Dương Vương, Trưng Nữ vương, Lạc Dân.
Khu tưởng niệm Vua Hùng không chỉ là nơi tôn nghiêm để người dân đến tưởng niệm, vọng bái tổ tiên mà còn là nơi để giáo dục truyền thống cội nguồn cho thế hệ trẻ; là nơi cho các em học sinh, sinh viên, du khách xa gần đến tham quan quan. Em Nguyễn Ngọc Phương Bình – sinh viên năm I khoa Công nghệ Thông tin – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thành phố HCM nói: “Đây là đầu tiên em đi tham quan ở khu này, đầu tiên là muốn tìm hiểu lịch sử của cha ông mình tiếp theo là tham quan cảnh đẹp mà em chưa từng đi. Cảm giác của em là thấy nơi đây rất uy nghiêm thêm phần hùng tráng đúng với tinh thần dân tộc Việt Nam. Là một sinh viên em cố gắng học cho thật giỏi ngành công nghệ thông tin của mình, để sau này góp sức cho sự phát triển của nước nhà”.
Đến với Khu ưởng niệm các Vua Hùng, ngoài sự uy nghiêm, hùng tráng chúng ta còn cảm nhận được sự thân thương, gần gũi bởi không gian và cảnh vật xung quanh khu đền. Dọc hai bên đường lên Đền là hàng tre xanh ngát, được trồng theo đồ án “Đường tre” của Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, có chiều dài 360m, được xây dựng đào sâu theo triền dốc tự nhiên, mặt đường tre được lót bằng đá. “Đường tre” dẫn chúng ta từ hôm nay qua từng chặng đường lịch sử 4.000 năm của dân tộc.
Trong lịch sử 4.000 năm của dân tộc Việt Nam, đã không biết bao nhiêu sự kiện về văn hóa xã hội, đấu tranh chống ngoại xâm, đấu tranh với thiên tai, với cuộc sống hàng ngày… Cây tre luôn là chất kết dính, là người đồng hành cùng lịch sử, bắt đầu từ truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc, đén tre làm chông, làm thành làm lũy, tre làm nhà, làm cửa… Sân vọng hình vuông (lầu thượng) cao hơn đồi 11m, góc trái và phải của sân vọng là 54 cột đá tượng trưng 54 dân tộc sừng sững giữa trời. Và sau khi thực hiện nghi lễ, đây là nơi du khách hành hương lên thắp nhang và tâm nguyện hướng về đất tổ ở phương bắc, nơi cội nguồn của dân tộc.
Công trình Khu tưởng niệm các Vua Hùng ở TP.HCM là điểm tựa giáo dục lịch sử truyền thống dân tộc cho nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ, theo chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện giao lưu văn hóa trong và ngoài nước, đồng thời giới thiệu Việt Nam với nước ngoài, tăng thêm tính phong phú đa dạng của TP.HCM, một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… Khu tưởng niệm các Vua Hùng là công trình thể hiện tấm lòng và ước vọng của những người con phương Nam thời đại HCM luôn vọng về quốc tổ. Đây còn là biểu tượng cao quý cho nghĩa tình đồng bào cùng chung một bọc sinh ra, nghĩa tình anh em một nhà mà truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ còn lưu lại ngàn đời.
Chị Lục Y Bình – một khách tham quan đến từ tỉnh Phú Yên chia sẻ: “Thêm một ấn tượng lớn khi đến Khu tưởng niệm các Vua Hùng ở TP.HCM là phía trong Khu tưởng niệm có 33 bia đá do Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam tặng cho Khu tưởng niệm tượng trưng cho 33 hòn đảo ở Trường sa khẳng định chủ quyền đất nước, tuy rằng tôi chưa một lần đi Trường Sa nhưng thông qua các bia đá này, tôi như được biết thêm về các hòn đảo ngoài đó như: Song Tử Tây, Đảo Sinh Tồn, Núi Le A, Đá Lát, Tốc Tan B, Cô Lin, An Bang, Đá Thị…”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.