»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:59:30 AM (GMT+7)

Hoàn thành mô hình 3D Vườn quốc gia Cúc Phương

(13:24:08 PM 10/07/2022)
(Tin Môi Trường) - Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), việc xây dựng mô hình 3D Vườn quốc gia Cúc Phương giúp thống kê và nâng cao sự hiểu biết về tiềm năng phát triển các sản phẩm du lịch trong và xung quanh vườn quốc gia; thu hút cộng đồng địa phương tham gia phát triển sản phẩm du lịch mới, bền vững.

Ngày 5/7, tại Vườn quốc gia Cúc Phương tỉnh Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã tổ chức báo cáo và bàn giao dự án xây dựng mô hình 3D số hóa công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, phát triển du lịch bền vững, có sự tham gia của cộng đồng cho Ban quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương.

 

Hoàn[-]thành[-]mô[-]hình[-]3D[-]Vườn[-]quốc[-]gia[-]Cúc[-]Phương

Mô hình 3D Vườn quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Gia Chính 
 
Mô hình 3D Vườn quốc gia Cúc Phương được dựng theo tỷ lệ 1:10.000, kích thước thật 31x20 km, kích thước sa bàn 3,1x2 m, gồm vùng lõi và một phần vùng đệm. Mô hình được triển khai từ tháng 5-7/2022 với sự phối hợp của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Ban quản lý vườn quốc gia Cúc Phương và trường THPT Nho Quan B (Ninh Bình).
 
Trong quá trình thu thập thông tin, chú giải bản đồ có sự tham gia của đại diện 18 thôn bản ở 14 xã, một thị trấn thuộc ba tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa.
 
Thông tin từ Ban quản lý Chương trình các Khu bảo vệ và bảo tồn IUCN toàn cầu cho biết: việc xây dựng mô hình 3D Vườn quốc gia Cúc Phương bao gồm 4 hợp phần chính là xây dựng phương pháp, thu thập dữ liệu và chuẩn bị vật liệu; họp tham vấn một số đại diện cộng đồng địa phương và cơ quan tổ chức để xây dựng bảng chú giải các trường dữ liệu; xây dựng cốt mô hình với sự tham gia của học sinh tại địa phương; họp tham vấn các bên liên quan, thu thập và trình diễn dữ liệu về điều kiện tự nhiên và kiến thức bản địa trên lên mô hình 3D.
 
Mô hình 3D sau khi được IUCN bàn giao cho Vườn quốc gia Cúc Phương sẽ liên tục được cập nhật với sự tham gia của các bên liên quan và sự hỗ trợ của công nghệ số, internet góp phần đưa Vườn quốc gia trở thành một điểm đến du lịch bền vững. Đây là mô hình 3D Vườn quốc gia thứ hai ở Việt Nam, sau mô hình của Pù Mát (Nghệ An) được xây dựng năm 2000.
 

Hoàn[-]thành[-]mô[-]hình[-]3D[-]Vườn[-]quốc[-]gia[-]Cúc[-]Phương

Mô hình 3D Vườn quốc gia Cúc Phương là giải pháp số hóa trong công tác quản lý tài nguyên, phát triển du lịch bền vững
 
Hoạt động này giúp Vườn quốc gia Cúc Phương hoàn thành một tiêu chí để được đưa vào "Danh lục xanh" mà IUCN đang thực hiện trên toàn thế giới. Mô hình này thời gian tới sẽ tiếp tục được cập nhật, trưng bày để du khách tham quan.
 
Danh lục xanh do IUCN thực hiện là bộ tiêu chuẩn toàn cầu về bảo tồn. Để tham gia, các đơn vị phải thực hiện quy trình đánh giá độc lập. Tại Việt Nam, chứng nhận đạt Danh lục xanh đã được cấp cho khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình) vào năm 2020.
(Nguồn: Hội BVTN&MT Việt Nam)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hoàn thành mô hình 3D Vườn quốc gia Cúc Phương

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI