Di sản xanh » Văn hóa
Đội Lân xóm tôi
(10:24:35 AM 13/09/2013)Ảnh minh họa
Nhà chúng tôi ở, bên hữu ngạn của dòng sông Thao trĩu đỏ phù sa, ngay tại nơi mà ngày xưa người ta gọi: Bến đò Ghành, sau đó là bến phà Cổ Tiết và từ lâu đã thành khu vực đầu Cầu Phong Châu. Lúc chúng tôi còn nhỏ thì nơi này vắng vẻ lắm, điện lưới chưa có; nhà nào giầu thì có đèn mang – sông hay ắc – quy cũng sang lắm rồi. Trẻ con hồi đấy chẳng có trò chơi nào hay hơn, ngoài trò đánh quay, đánh khẳng, đánh đáo và đánh nhau…
Cho đến mùa thu năm Bính dần, năm tôi mười hai tuổi, cách Rằm Trung Thu chừng bốn năm ngày, tự nhiên thấy cha ngồi tỷ mẩn bên chiếc bu gà vừa mới đan song, với một đống áo rách. Chẳng hiểu gì, càng gặng hỏi, càng nhận được câu trả lời thủng thẳng, cười cười đầy hoài nghi. Bỗng bác hàng xóm, nhà báo Lê Hồng vừa tới cổng đã hỏi thật to: “Song chưa ông Bôi ơi!?”.
Gần hai tiếng sau, mấy cái áo rách được làm cho rách hơn, đã phủ kín lên chiếc bu gà. Hai cái đèn xi nhan hỏng của xe bình bịch “đầu vênh”, được lôi ra từ góc tủ gắn lên chiếc bu trông như hai mắt của con gì. Hai miếng vỉ thuốc tây bằng nhựa màu trắng được cắt làm đôi buộc vào sợi dây đồng và gắn vào mép bu gà nhìn y như mồm cá chép khổng lồ đang ngáp ngáp.
Cha tôi lôi cái thùng sơn cũ ra gõ: “Cộc, cộc, cộc..cộc…”, thế là bác Lê Hồng cầm cái bu gà úp lên đầu nghiêng qua, nghiêng lại; vừa nghe, vừa nhìn thấy cũng vui vui, đột nhiên cha tôi ngừng tay gõ và nói: “Thiếu đuôi”. Một cái bao tải xác rắn được rạch ra và nối vào cái mép còn lại của cái bu gà. Tò mò hết cỡ, tôi bèn cố năn nỉ: “Cái gì vậy bác ơi!?”. Bác ấy đáp gọn: “Lân đấy!”.
Từ đêm ấy đến đêm Trung Thu, cha tôi cùng bác Lê Hồng diễn trò múa lân mua vui cho trẻ nhỏ chúng tôi từ đầu làng trên đến cuối xóm dưới, bà con hân hoan cổ vũ. Bắt đầu từ Rằm Trung Thu năm Bính dần đó, xóm Gành nhà tôi đã có đội múa lân và sân nhà tôi đã trở thành nơi tập luyện. Hàng năm, từ Rằm tháng bảy đến Tết Trung Thu nhà tôi lúc nào cũng vui như có hội…
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
-
Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
-
Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
-
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
-
Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
-
Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
-
Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
-
Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
-
Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
.jpg)