»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:36:15 PM (GMT+7)

Di dời lư hương và góc nhìn từ trong tâm

(18:49:27 PM 20/02/2019)
(Tin Môi Trường) - Nếu đưa lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo đi chỗ khác, để làm cho thành phố đẹp hơn, văn minh và ngăn nắp hơn, người với người sống với nhau có thiện căn hơn, thì tôi tin là anh linh của Đức Thánh Trần cũng chẳng phản đối.

Quê tôi ở vùng Kinh Bắc. Từ thời phong kiến làng nào cũng có đình chùa. Khoảng 1955 đến 1985 rất nhiều chùa bị phá, để lấy gỗ xây kho hợp tác xã, xây trường học, xây cầu cống. Hay bị biến thành nơi nhốt trâu bò, đặt máy xát gạo...

 
Rất nhiều đình chùa đã từng bị phá bỏ, nay lại được người dân tự nguyện dựng lại. Người đi xa về, người sống ở trong làng, mỗi khi hội hè, đình đám đều ra đình, chùa của làng mình lễ. Để cầu mong sức khỏe và bình an trong tâm mình. Từ cụ già đến em nhỏ đi lễ rất trật tự, văn minh và có chiều sâu văn hóa.
 
Hiện tại Bắc Ninh là một trong những tỉnh có cuộc sống dễ chịu nhất cả nước, thu ngân sách 28.000 tỷ. Người già 70 tuổi mỗi tháng được 200.000 đồng, các nghệ nhân quan họ có tiền trợ cấp... Ngoài những yếu tố thuận lợi về địa lý để Bắc Ninh phát triển kinh tế thì phải thừa nhận rằng, đời sống tâm linh của người quê tôi rất am tường và hài hòa với cuộc sống thực tại, có tín mà không mê.
 

Lư hương tại tượng đài Trần Hưng Đạo được dời đi từ ngày 17.2.
 
Cũng ở quê tôi, năm 1983 có một ông trưởng ban văn hóa xã, lúc đó ông đang phấn đấu được đứng trong hàng ngũ... Khi đó trụ sở UBND xã rất thiếu, nên đã mượn nhờ chùa thôn Dàn Chợ để làm nơi làm việc. Trong chùa có 2 pho tượng hộ pháp được đắp bằng đất và giấy bồi. Lúc đó ông trưởng ban văn hóa xã, thực hiện nếp sống mới, đã xung phong đập tượng để chứng minh ý chí phấn đấu của mình, đồng thời được thưởng gần tạ thóc. Ông đã dùng dao chém vào cổ ông tượng hộ pháp, pho tượng vỡ tung chảy ra rất nhiều tiền xèng bằng đồng...
 
Đập xong pho tượng ông đem toàn bộ hóa xuống ao gần UBND xã. Đúng một tuần sau, trên bắp tay cầm dao chém cổ tượng hộ pháp của ông trưởng ban văn hóa xã mọc lên một cái nhọt. Ông trưởng ban văn hóa từ đó đau đớn, không ngủ được, ít ngày sau thì chết - một cái chết vô cùng khó hiểu. Chưa hết, những người tham gia phụ giúp ông trưởng ban văn hóa xã, hóa pho tượng xuống ao, thời gian sau đều có những cái chết cũng khó hiểu không kém. 
 
Nói những chuyện trong quá khứ lại nhớ đến việc quận 1, TP.HCM di dời lư hương trước tượng Trần Hưng Đạo trong ngày 17.2.2019. Tôi không dám nói việc đó là đúng hay sai, vì trong các bộ luật của nước ta mà tôi đã từng tiếp cận thì chưa đề cập tới hành động đó. Nhưng là một công dân bình thường, tôi thấy rằng việc làm đó dường như đang đi ngược thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, ngăn cản sự bày tỏ lòng thành kính của nhân dân thông qua việc thắp hương tưởng nhớ một danh tướng yêu nước.
 

Tượng đài Trần Hưng Đạo tại công trường Mê Linh (Q.1, TP.HCM)
 
Anh hùng Trần Hưng Đạo đã được nhân dân ta suy tôn là Đức Thánh Trần, vì đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Bất cứ tượng của ngài ở đâu cũng xứng đáng có lư hương, để nhân dân bày tỏ lòng biết ơn tới công lao của ngài đối với dân tộc Việt. Nếu đưa lư hương trước tượng của ngài đi chỗ khác, để làm cho thành phố đẹp hơn, văn minh và ngăn nắp hơn, người với người sống với nhau có thiện căn hơn, thì tôi tin là anh linh của Đức Thánh Trần cũng chẳng phản đối. Vì một con người đã hiển thánh thì lúc nào cũng mong muốn điều tốt đẹp đến cho dân tộc, nhân dân và non sông mình đã từng chiến đấu, bảo vệ.
 
Còn đưa lư hương của ngài đi, để nhằm đối phó với những điều vẩn vơ trong suy nghĩ, thì chỉ gây chia rẽ, nghi ngờ về tính vô tư của người lãnh đạo, thiếu tôn trọng, không thấu hiểu đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc và gây bức xúc cho người dân. Một thiệt hại không đo đếm được bằng kinh tế, nhưng lại bào mòn rất nhiều những thứ khác trong lòng dân.
 
Đứng dưới góc độ văn hóa, thì các cơ quan quản lý văn hóa của TP.HCM và cả Bộ VHTTDL cần phải điều tra xem việc đưa ra quyết định đưa lư hương trước tượng Trần Hưng Đạo đi nơi khác có dấu hiệu xâm phạm di tích lịch sử, văn hóa hay không? Vì tượng đài Trần Hưng Đạo được người Việt xây dựng từ năm 1967. Và tất cả chúng ta đang thừa hưởng những di sản của người đi trước để lại. Và chúng ta chẳng bao giờ có quyền nghi ngờ tình yêu nước của những người dân khi đến thắp hương cho một vị anh hùng của dân tộc đã hiển thánh như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Gia Tưởng /báo Dân việt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Di dời lư hương và góc nhìn từ trong tâm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI