Di sản xanh » Văn hóa
"Cởi hết" để chụp ảnh xuân thì bên hồ sen: Có nên không?
(09:36:56 AM 19/06/2014)Bức ảnh cô gái lấy cánh sen che ngực đang gây tranh cãi trên mạng - Ảnh chụp màn hình Facebook
Chuyện ảnh hoa... nhũ bay rập rờn trên mạng làm tôi nhớ đến chuyện ở xóm mình hồi nhỏ. Có một cô làm phó hiệu phó ở trường cấp I gần nhà. Gia đình cô sống với xung quanh rất dễ chịu, đáng mến. Tự dưng một hôm, không hiểu sao ở đâu trong chợ, mấy cô hàng chợ chuyền tay nhau xem vài ba bức ảnh "gì đó”, xong cứ gặp cô hiệu phó đi ngang hoặc giáo viên trường ấy đi ngang là cười khúc khích. Một người vô tình vô tình giật được tấm ảnh từ tay cô bán rau, tá hỏa nhận ra người quen của mình là cô hiệu phó không một mảnh vải che thân trên người.
May là hồi đó chưa có nhiều máy photocopy hay sao chụp, nên bức ảnh không lan truyền xa được. Cô hiệu phó phải muối mặt đi ra chợ, xin mua lại từng tấm ảnh của mọi người. Nhưng chuyện xầm xì đó nào có kết thúc. Người ta cứ nói mãi về việc nào là cô là giáo viên mà hư thân, giáo viên mà đi cởi truồng cho ai đó chụp ảnh, chụp xong còn đi cho mọi người xem. Cô hiệu phó nghe tin đồn nặng lời quá, dường như không chịu nổi, đã ốm. Anh chồng của cô, sau cả tháng trời cằn nhằn, la hét vợ, cuối cùng cũng dịu giọng vì thấy người phụ nữ của mình đau ốm.
Chẳng hiểu vì sao, một bữa nọ, anh chồng sầm sập lái xe vào trong chợ huyện cách đó gần 20km, ném đá vào cửa, chửi ỏm tỏi cái hàng ảnh. Cả nhà anh thợ ảnh đóng cửa studio ở trong nhà, không ai dám ló dạng. Anh chồng chửi chán thì về.
Mãi mấy ngày sau, qua đưa chuyện người ta mới biết, hồi cô giáo còn trẻ. Lúc ấy các anh thợ ảnh hay “dụ dỗ” các cô gái trẻ chụp một bộ ảnh “xuân thì”, gọi là để lưu lại vẻ đẹp cho mai sau. Lỡ mai này có trán nhăn, cằm xệ, ngực chạy hai đàng thì cái ngọn đồi cỏ hoa kia vẫn cứ xanh tươi y như thuở nào.
Người đời có nhật ký để ghi lại cảm xúc, vậy cần thêm hình ảnh để ghi lại thời xuân sắc của chính mình. Cô nghe mãi cũng bùi tai, bạn bè hồi đó nhiều cô cũng trốn cha mẹ đến nhà anh thợ ảnh chụp. Cô cũng đi chụp lại một bộ 6 kiểu, rồi lập gia đình, sinh con, cô gói trong gói vải, cất kỹ tận đáy tủ quần áo. Ảnh cũng theo tháng năm mà ố vàng, chứ không như xưa.
Đến hôm nào chẳng rõ, anh thợ ảnh chẳng biết vì vui tay hay có ý đồ gì, gom hết đống ảnh, phim cũ, bán hết cho hàng ve chai, sách báo cũ, chắc là dọn tiệm. Vô tình thế nào, mấy tấm ảnh của cô hiệu phó (và rất nhiều cô khác) trở thành món hàng được... mua cao giá hơn, để... bán lại cho thiên hạ coi chơi. Thế là con đường “phát tán ảnh nude” của cô giáo trở nên dễ dàng vô cùng.
Chẳng ai có thể nói cô hiệu phó ấy sai vì đã “lỡ” đi chụp ảnh xuân thì. Ai cũng có nhu cầu lưu giữ và cho thế giới biết vẻ đẹp của mình. Xét đến cùng, ảnh chân dung chỉ làm vui lòng hai đối tượng: người được chụp ảnh, và người yêu mến người trong ảnh. Ngoài các phạm trù đó ra, chẳng ai nhìn một tấm ảnh chân dung bình thường mà có cảm xúc gì đặc biệt, nhất là chỉ với ảnh lưu niệm. Chuyện yêu thích vẻ đẹp của bản thân, muốn giữ lại cũng là chuyện bình thường, dễ hiểu.
Tôi chỉ thấy khó hiểu nhất là mấy bạn đi chụp ảnh, đang chụp đối tượng của mình, xong tiện tay lia máy qua, nhìn nhũ hoa, dòm dây áo, chụp mông, chụp đùi hở sát rạt mông, không biết để làm gì? Chụp xong ảnh cho nhân vật, nhiều bạn tiện tay bấm thêm vài kiểu gọi là “mông em này hơi bự”, hay “của em xệ quá”. Xong ngoài “công việc” ra thì đăng lên khắp nơi, cho thiên hạ vô dòm ngó, cười cợt, chọc quê, thêm râu, thêm sen vô ngực vô mông nhân vật.
Bức ảnh một anh chàng phải cời trần để chụp cô gái khỏa thân giữa đầm sen cũng bị ném đá dữ dội - Ảnh chụp màn hình Facebook
Giờ tưởng tượng coi, ví dụ em gái bạn, bồ bạn, mẹ bạn tự dưng bị cái người xa lạ nào đó zoom máy ảnh cận hết cỡ, soi xem cổ bồ bạn đen quá, vai gì to bè... rồi dán lung tung lên mạng. Lúc đó bạn có giận dữ không? Lúc đó các bạn gái có bị tổn thương không? Lúc đó, người thân của họ có cảm thấy một chút đau xót, như anh chồng cô giáo trong chuyện tôi kể ở trên không?
Mà sau khi nghe cô giáo kia kể chuyện, tôi bắt đầu biết rằng, à hóa ra những người có máy ảnh, luôn có những người sẵn các lý do thần kỳ, để mời mọc các bạn gái “ghi lại xuân thì” theo mấy kiểu kì quặc, kì lạ và... tội nghiệp hoa sen này.
Trai thời nào cũng đi cua gái, mà cua bằng máy ảnh coi bộ dễ hơn toàn thể giới đàn ông còn lại của thế giới, nên thời nào cũng có kẻ dụ mấy em gái đi chụp ảnh “xuân thì”.
Cứ cởi hết ra, dán hoa sen lên là đẹp.
Thật là tội nghiệp cái hồ.
Chẳng ai có thể nói cô hiệu phó ấy sai vì đã “lỡ” đi chụp ảnh xuân thì. Ai cũng có nhu cầu lưu giữ và cho thế giới biết vẻ đẹp của mình. Xét đến cùng, ảnh chân dung chỉ làm vui lòng hai đối tượng: người được chụp ảnh, và người yêu mến người trong ảnh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
- Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” tại Lễ hội Đền Hùng 2024
- Nhà thiết kế Yến Ngô lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong gala "Khát vọng xanh" ở Đền Hùng
- Phim "Đinh Sư Phụ" chính thức công chiếu trên siêu ứng dụng giải trí VieON
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.