Di sản xanh » Văn hóa
6,5 vạn khách lên đỉnh Phù Vân
(08:49:13 AM 10/02/2014)Cùng với lễ hội chùa Hương, chùa Bái Đính, lễ hội chùa Yên Tử cũng là 1 trong 3 lễ hội kéo dài nhất trong năm ở miền Bắc với 3 tháng hành hương, trẩy hội. Từ mùng 1 đến mùng 9 tháng giêng, mảnh đất sinh ra thiền phái Trúc Lâm đã đón tới 285.000 du khách.
Hành trình chạm tay vào ngôi chùa linh diệu
Đích đến của Yên Tử là chùa Đồng đặt trên đỉnh Yên Sơn cao 1.068 m. Trước đây, khi chưa có hệ thống cáp treo 2 chặng lên chùa Đồng, khách hành hương phải leo 17 km đường núi để được đứng trên đỉnh núi thiêng và chạm tay vào ngôi chùa linh diệu.
Chùa Đồng trong ngày khai hội Ảnh: MẠNH DUY
Cáp treo Yên Tử đã rút ngắn được rất nhiều hành trình leo núi nhưng chưa bao giờ chinh phục Yên Tử là việc dễ dàng. Có không ít du khách hành hương chỉ đến Yên Tử với sự tò mò và những lời đồn về sự linh thiêng nơi đây vẫn phải bỏ cuộc giữa chừng, ngay cả khi đã có cáp treo. Chặng đường núi phải chinh phục không có cáp treo để lên chùa Đồng vẫn còn gần 4 km, dốc và vất vả nhất là chặng cuối cùng khi du khách đã thấy chùa Đồng trên đỉnh núi nhưng nếu không có quyết tâm thì vẫn rất khó chinh phục.
Mùng 10 tháng giêng hằng năm mới khai hội Yên Tử nhưng du khách thập phương thường đổ về khu danh thắng này từ sáng mùng 9. Nhiều người thường leo núi trong đêm để hy vọng đến sáng có mặt ở chùa Đồng sớm nhất. Trong dịp khai hội, chỉ có cách đó mới giúp du khách chạm tay được vào chùa Đồng.
Sức mạnh tâm linh
Khai hội Xuân Yên Tử được coi là ngày đặc biệt không chỉ của TP Uông Bí và tỉnh Quảng Ninh mà còn là hội của những phật tử, du khách khắp nơi. Sức hội tụ và lan tỏa của Yên Tử đến từ một không gian đầy chất thiền, một mảnh đất đã đi vào thi ca, nhạc họa.
Trên đỉnh Phù Vân (tên thường gọi của đỉnh Yên Tử), mọi người dường như tìm thấy cho mình sức mạnh về tinh thần để khởi đầu năm mới cũng như để cân bằng, vững vàng trong cuộc sống nhiều áp lực hiện nay. Anh Phạm Hoàn, một du khách đến từ TP Hải Phòng, cho biết: “Cứ 2 năm, tôi lại đến Yên Tử một lần. Lần đầu tiên được bố mẹ dẫn đi cách đây gần 20 năm, đến nay tôi đã đi Yên Tử hơn 10 lần”.
Hòa mình vào dòng người đổ về Yên Tử, chúng tôi mới thêm thấm thía câu thơ đã được lưu truyền: “Trăm năm tích đức tu hành/Chưa về Yên Tử chưa thành quả tu”. Là những người đã từng chinh phục Yên Tử vào mùa không lễ hội bằng đường bộ, chúng tôi cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên của mảnh đất này. Có những cụ già ở tuổi 80, 90 vẫn leo bộ lên chùa Đồng. Quả thực, phải có mặt ở những lễ hành hương về những miền thánh địa như Yên Tử mới hiểu được sức mạnh tâm linh trong mỗi con người và của cả một cộng đồng là vô bờ bến...
Phải nhích từng bước chân, chúng tôi mới lên được chùa Đồng vào đầu giờ chiều ngày khai hội, sau khoảng 4 giờ cả đi cáp treo và leo núi. Chùa Đồng dịp khai hội luôn quá tải, vì thế rất ít người được chạm tay vào ngôi chùa lớn nhất Việt Nam.
Lo trộm cắp, hồi hộp với cáp treo
Khác với các lễ hội khác, tại Yên Tử, du khách không phải lo nạn “chặt chém” vì ban quản lý khu danh thắng đã yêu cầu các cửa hàng, nhà hàng phải niêm yết giá. Tuy nhiên, nạn trộm cắp lại khá phổ biến ở đây dù ban quản lý đã bố trí lực lượng an ninh theo dõi, bảo vệ.
Việc xếp hàng trong nhiều giờ khiến các ga cáp treo luôn quá tải. Cũng có hiện tượng cáp treo vận hành không ổn định, khi đến ga cửa không mở khiến du khách phải đi lòng vòng vài lượt trên núi trong tình trạng ù tai vì núi Yên Tử khá cao.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.