Chính sách - Dự án » Văn bản - Chính sách
"Khoát áo" kiểm lâm nhưng không có thẩm quyền xử phạt
(08:32:03 AM 06/01/2012)
Ảnh minh hoạ
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Ban quản lý vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hiện đang được giao quản lý 116.824ha rừng đặc dụng. Việc khai thác gỗ trái phép ở vùng đệm, việc săn, bẫy bắt các loài động vật hoang dã diễn ra khá phổ biến, phức tạp.
Theo quy định tại điều 79 Luật bảo vệ và phát triển rừng, nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm: Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng. Lực lượng kiểm lâm, trong đó có kiểm lâm rừng đặc dụng, là công chức, có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Hạt trưởng hạt kiểm lâm rừng đặc dụng có quyền khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng.
Pháp luật quy định là vậy, thế nhưng hiện nay hạt kiểm lâm trực thuộc Ban quản lý vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có 125 viên chức sự nghiệp được “khoác áo” kiểm lâm viên mà không có một công chức hành chính nào. Nguyên nhân là khi mới thành lập, do không có biên chế công chức hành chính nên UBND tỉnh Quảng Bình phải tạm giao biên chế viên chức (thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh) cho Hạt kiểm lâm Phong Nha - Kẻ Bàng để bảo vệ rừng. Từ đó đến nay, hằng năm biên chế công chức hành chính được Bộ Nội vụ giao cho tỉnh Quảng Bình nhỏ giọt, mỗi năm vài biên chế. Ngay cả Chi cục Kiểm lâm tỉnh vẫn còn thiếu 124 biên chế so với định mức.
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức, nay đã tách Luật viên chức riêng và các văn bản pháp luật khác thì viên chức không có chức năng thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước, không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Hiện nay, nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng (có hiệu lực ngày 1/3/2011) tiếp tục quy định “định biên tối đa 500ha rừng đặc dụng có một công chức kiểm lâm”. Như vậy với việc quản lý 116.824ha rừng phòng hộ, Hạt kiểm lâm Phong Nha - Kẻ Bàng phải được giao 233 công chức kiểm lâm. Định biên này pháp luật đã quy định rõ, các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện chứ không phải ban phát bằng cơ chế xin cho.
Để bảo vệ được hệ thống rừng đặc dụng tại khu bảo tồn đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, Bộ Nội vụ cần nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật để tham mưu cho Chính phủ giao đủ biên chế công chức kiểm lâm theo định mức cho tỉnh Quảng Bình để giao cho Ban quản lý vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Xử phạt theo quy trình riêng Ông Phan Hồng Thái, hạt trưởng Hạt kiểm lâm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cho biết từ trước đến nay kiểm lâm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng vẫn xử phạt hành chính các vụ vi phạm về rừng và lâm sản xảy ra trên địa bàn theo quy trình: kiểm lâm viên, các trạm, các tổ tuần tra khi phát hiện người vi phạm thì bắt giữ và lập biên bản, sau đó chuyển biên bản lên hạt. Hạt trưởng căn cứ vào mức độ vi phạm để ra quyết định xử phạt, chứ kiểm lâm viên không có thẩm quyền xử phạt trực tiếp vì là viên chức. Trong 10 năm qua vườn quốc gia xử phạt 345 lần, riêng năm 2011 là 14 lần. HĐND tỉnh đã thông qua chỉ tiêu tăng thêm 115 biên chế kiểm lâm cho vườn quốc gia kể từ năm 2012. Nếu có thêm số lượng kiểm lâm như vậy, công tác giữ rừng sẽ tốt hơn. L.GIANG ghi |
Ý kiến bạn đọc về: "Khoát áo" kiểm lâm nhưng không có thẩm quyền xử phạt
-
Nguyễn (09:44:40 AM 06/01/2012)Tiêu đề
Vậy thì Kiểm lâm có quyền làm gì nhỉ?...chẳng lẽ đứng nhìn lâm tặc phá rừng thôi sao...Quy định gì kỳ cục vậy
-
nhiếp Phong (10:10:50 AM 06/01/2012)những con số
"Trong 10 năm qua vườn quốc gia xử phạt 345 lần, riêng năm 2011 là 14 lần" đây là những con số biết nói. Tôi dám chắc rằng đây chỉ là bề nổi của tảng băng thôi. 10 có hơn 300 lần mà rừng vẫn bị chặt phá hàng trăm ngàn ha....Vậy mới biết việc bảo vệ rừng của chúng ta "chặt chẽ" như thế nào?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
- Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí
- Sẽ phát hành phôi sổ đỏ theo một mẫu thống nhất cả nước
- Bộ Công an đề nghị Đồng Nai và các tỉnh ĐBSCL cung cấp hồ sơ liên quan Công ty Công Minh
- Kết luận sai phạm tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn
- Tăng cường bảo vệ các loài hoang dã trong dịp Tết
- Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn
- Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
- Nghị quyết giám sát chuyên đề về phát triển năng lượng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.