Chính sách - Dự án » Văn bản - Chính sách
Cơ hội phát triển du lịch xứ Thanh
(15:46:00 PM 15/06/2012)
Nâng cấp hạ tầng du lịch
Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ với những giá trị nổi bật toàn cầu được UNESCO vinh danh như khẳng định của ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch chính là "tài nguyên du lịch ngoại hạng, vượt ra khỏi tầm quốc gia". Tuy nhiên, do nằm trong vùng "cắt tour" của các tuyến du lịch, cộng với cơ sở hạ tầng du lịch còn nhiều hạn chế nên Thành nhà Hồ chưa phải là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa. Theo thống kê, năm 2011, Thành nhà Hồ mới chỉ đón 16.000 lượt khách (trung bình mỗi ngày 10-15 lượt khách), chiếm phần lớn trong số đó là học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu về lịch sử, văn hóa chứ chưa có nhiều khách đi tour hay khách nước ngoài.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản thông qua phát triển du lịch nên ngay sau khi Thành nhà Hồ được ghi tên trên bản đồ di sản thế giới, tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư khoảng 30 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng phục vụ du lịch. Nhiều hạng mục công trình được triển khai đồng bộ, như: Xây dựng nhà trưng bày, chỉnh trang lại các tuyến đường khu vực Thành nhà Hồ và đường nội bộ khu vực thị trấn Vĩnh Lộc, các tuyến quốc lộ 45, 217 đoạn qua địa bàn huyện Vĩnh Lộc; xây dựng bãi đỗ xe, lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn, phân luồng xe, các điều kiện bảo đảm an ninh trật tự, điện chiếu sáng… Nhờ sự đầu tư có hệ thống này, lượng khách đến với di sản Thành nhà Hồ trong 5 tháng đầu năm 2012 là 11.000 lượt khách, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2011.
Mở rộng không gian văn hóa
Cùng với việc nâng cấp hạ tầng, tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các cơ quan hữu quan mở rộng không gian văn hóa để di sản Thành nhà Hồ và các di tích phụ cận không còn là vùng lõm của du lịch. Đơn cử như việc tiến hành khai quật khảo cổ tại khu vực Cửa Nam, đường Hoàng Gia, Đông Thái Miếu, công trường đá An Tôn… Qua các cuộc khảo cổ này, nhiều "ẩn số" của Thành nhà Hồ đã được giải mã.
Ông Đỗ Quang Trọng nhận định: "Núi An Tôn chính là công trình khai thác đá xây dựng Thành nhà Hồ. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những viên đá được chế tác hoàn chỉnh chưa kịp chuyển đi cùng nhiều phiến đá lớn đã được bóc tách và đưa xuống chân núi, có kích thước, hình dạng tương đồng với các phiến đá tại Thành nhà Hồ, trong đó có nhiều viên đã được ghè, đẽo công phu, chế tác từ 3 đến 4 mặt phẳng, dấu vết đục đá vẫn còn khá rõ". Hiện vật xuất lộ khi khai quật đàn Nam Giao là ngói mũi sen, ngói âm dương, ngói bò, tiền đồng, đồ gốm cao cấp của Việt Nam, Trung Quốc... cho thấy sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia láng giềng với Việt Nam, giữa Nho giáo và Phật giáo... Như vậy, ngoài Thành nhà Hồ thì Cửa Nam, đường Hoàng Gia, Đông Thái Miếu, công trường đá An Tôn trở thành điểm đến tham quan hấp dẫn, giúp du khách hiểu biết toàn diện hơn về Thành nhà Hồ và triều đại nhà Hồ trong lịch sử.
Đánh giá cao kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa, nhưng ông Phạm Cao Phong, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho rằng, muốn phát triển du lịch Thành nhà Hồ theo hướng bền vững, Thanh Hóa phải chú trọng làm tốt công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học, bởi còn nhiều giá trị chưa được làm rõ. Với những nỗ lực trên, dự kiến năm 2015, Thành nhà Hồ sẽ là điểm đến của trên 35.000 lượt khách.
Lễ đón nhận bằng Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ diễn ra vào 20h ngày mai (16-6) bằng chương trình nghệ thuật "Thành nhà Hồ - niềm tự hào đất Việt". Chương trình sẽ tái hiện lịch sử, trí tuệ, công sức xây thành của nhân dân - một công trình kiến trúc độc đáo bằng đá cách đây hơn 6 thế kỷ với sự tham gia của 800 diễn viên chuyên và không chuyên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
- Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí
- Sẽ phát hành phôi sổ đỏ theo một mẫu thống nhất cả nước
- Bộ Công an đề nghị Đồng Nai và các tỉnh ĐBSCL cung cấp hồ sơ liên quan Công ty Công Minh
- Kết luận sai phạm tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn
- Tăng cường bảo vệ các loài hoang dã trong dịp Tết
- Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn
- Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
- Nghị quyết giám sát chuyên đề về phát triển năng lượng
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.