»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:21:23 AM (GMT+7)

Cập nhật tiến trình đàm phán hiệp định VPA FLEGT giữa Việt Nam và EU

(14:32:55 PM 07/04/2016)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay, Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đang trong tiến hành đàm phán về Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA-FLEGT). Nếu hiệp định này được ký kết sẽ là “tấm vé thông hành” để ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam tiến công một cách thuận lợi vào thị trường EU rộng lớn cũng như mở ra những con đường mới vào các thị trường tiềm năng khác.

Cập[-]nhật[-]tiến[-]trình[-]đàm[-]phán[-]hiệp[-]định[-]VPA[-]FLEGT[-]giữa[-]Việt[-]Nam[-]và[-]EU

Phiên họp kỹ thuật lần thứ 5 của hiệp định VPA-FLEGT


Ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam trong những năm vừa qua đang trên đà phát triển, đóng góp không nhỏ vào GDP cả nước. Chỉ tính riêng năm 2015, ngành Lâm nghiệp đã đóng góp cho ngân sách nhà nước 31 tỷ USD, trong đó, riêng ngành xuất khẩu gỗ đã chiếm 7,2 tỷ USD. Liên tục tăng trưởng 18%/năm trong suốt 10 năm qua. Vươn lên đứng thứ 6 trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (theo số liệu thống kê 8 tháng đầu năm 2015).


Ngoài tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu, thị trường Xuât khẩu và sản phẩm gỗ cũng mở rộng mạnh mẽ sang hơn 100 quốc gia. Trong đó, 05 thị trường chính của Việt nam là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật, EU, Hàn Quốc. Với 7,2 tỷ USD nhưng chỉ chiếm gần 4% thương mại đồ nội thất trên thế giới, đứng thứ 6 thế giới, thứ 2 Châu Á (chỉ sau Trung Quốc). Đây là một điều đáng mừng, cho thấy trong tương lai ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ và tiến xa hơn nữa.


Việc Việt Nam ký kết thành công với EU về VPA-FLEGT là cơ hội để thúc đẩy giao thương ngành xuất khẩu gỗ giữa Việt Nam với EU cũng như với các thị trường tiềm năng khác; Góp phần tăng thu nhập, ổn định sinh kế cho người dân; Khuyến khích người dân trồng rừng; cải thiện tình hình quản lý bảo vệ rừng; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Lâm nghiệp; Hạn chế việc khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ lậu trái phép; Góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế thiên tai và cũng rất quan trọng trong việc tăng lợi thế cạnh tranh với các nước khác.

 

Cập[-]nhật[-]tiến[-]trình[-]đàm[-]phán[-]hiệp[-]định[-]VPA[-]FLEGT[-]giữa[-]Việt[-]Nam[-]và[-]EU

Nếu hiệp định được ký kết sẽ là “tấm vé thông hành” cho ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam tiến vào các thị trường tiềm năng.


Tuy nhiên, tiến trình để Việt Nam đi đến đàm phán thành công với Eu vẫn là một chặng đường dài. Từ năm 2010, Việt Nam và EU đã tiến hành 30 cuộc họp trực tuyến, 12 phiên họp cấp kỹ thuật (JEM) và 5 phiên họp cấp cao giữa các bộ trưởng (TWG). Đàm phán hầu hết các Phụ lục kỹ thuật, chưa đàm phán lời văn. Nhất trí được danh mục như: hàng hóa đưa vào hiệp định, thủ tục thông quan tại EU, công bố thông tin và đáng mừng là một số nội dung nhạy cảm đã được giải quyết.


Trong lộ trình đàm phán tiếp theo, Việt Nam sẽ dự kiến kết thúc đàm phán và cuối năm 2016. Trong đó, sẽ tiếp tục 05 phiên đàm phán kỹ thuật; 03 phiên cấp cao trong thời gian tới và tiến tới phê chuẩn và ký kết vào 2017. Từ năm 2018- 2019, sẽ thiết kế vận hành Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp tại Việt Nam (VNTLAS) bao gồm cả quá trình nội luật hóa các cam kết, xây dựng tài liệu hướng dẫn, nâng cao năng lực. Đến 2020, sẽ chính thức cấp phép FLEGT.

Giới thiệu về Hiệp định VPA-FLEGT


VPA (Voluntary Partnership Agreement) là hiệp định đối tác tự nguyện giữa EU và các quốc gia đối tác xuất khẩu gỗ vào thị trường EU. Đây là một giải pháp để thực hiện kế hoạch hành động FLEGT của EU nhằm chống nạn khai thác gỗ bất hợp pháp trên toàn cầu


FLEGT: là tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản.


Mục đích: đảm bảo gỗ XK từ các nước SX gỗ vào EU có nguồn gốc hợp pháp; giúp nước đối tác ngăn chặn nạn khai thác gỗ lậu, qua đó cải thiện quản trị rừng.


Các quốc gia đối tác phải thiết lập hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS) để xác minh và cấp phép FLEGT cho lô gỗ và sản phẩm gỗ nằm trong dnah mục của hiệp định trước khi xuất khẩu vào EU.

HÀ PHƯƠNG (hanoi@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cập nhật tiến trình đàm phán hiệp định VPA FLEGT giữa Việt Nam và EU

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI