Chính sách - Dự án » Tư liệu
Thông điệp Ngày Nước Thế giới 2015 của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon
(19:18:36 PM 20/03/2015)>>Nước và bình đẳng giới: Phụ nữ trên toàn thế giới tiêu tốn hàng triệu giờ cho việc đi lấy nước mỗi ngày
>>Nước và thực phẩm: Để có hai miếng bít tết cần 15.000 lít nước
>>Nước và năng lượng: Hai yếu tố không thể tách rời
>>Nước và phát triển công nghiệp: Để sản xuất một chiếc ôtô cần nhiều nước hơn để đổ đầy một bể bơi
>>Nước và đô thị hóa: Mỗi tuần có hàng triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon
Vào tháng 9 tới đây, Liên hợp quốc sẽ thông qua chương trình nghị sự mới về phát triển bền vững giai đoạn sau 2015, do vậy Ngày nước thế giới năm nay sẽ nêu bật tầm quan trọng và vai trò tương tác kết nối của nước. Chúng ta dựa vào nước vì sức khỏe cộng đồng và sự công bằng tiến bộ. Nước hết sức quan trọng và cần thiết đối với an ninh lương thực, năng lượng, đồng thời là vai trò trụ cột trong các ngành công nghiệp.
Biến đổi khí hậu, gia tăng nhu cầu nước cho nông nghiệp, công nghiệp, đô thị cùng với tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng ở nhiều khu vực, trong khi tài nguyên nước chỉ là hữu hạn, đang đẩy nhanh khủng hoảng về nước, mà để giải quyết các vấn đề này chỉ có thể bằng cách có được các chính sách, quy hoạch, kế hoạch tổng hợp liên ngành trên bình diện quốc tế, khu vực và toàn cầu.
Vấn đề tiếp cận với nước uống sạch và vệ sinh là những mục tiêu cấp bách nhất trong mọi vấn đề. Măc dù tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ được thông qua vào năm 2000 cho đến nay vẫn còn khoảng 750 triệu người, chiếm hơn 1/10 dân số thế giới chưa tiếp cận được với nguồn cấp nước cải thiện. Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng chịu ảnh hưởng đặc biệt về tình trạng này bởi họ không chỉ bị tổn hại về sức khỏe mà còn phải tốn phí rất nhiều giờ và đôi khi bị nguy hiểm chỉ để dành cho việc lấy nước về cho gia đình.
Các con số thống kê về vệ sinh thậm chí còn kém khích lệ hơn: Khoảng 2,5 tỷ người vẫn đang sống trong điều kiện vệ sinh không được cải thiện, một tỷ người phải đi tiêu/vệ sinh ngoài trời, vì thế vệ sinh hiện là lĩnh vực đạt được kết quả kém nhất trong số các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Chừng nào chúng ta chưa giải quyết được nhu cầu cấp thiết này thì đừng mong đạt được một thế giới nhân phẩm, sức khỏe và thịnh vương cho tất cả mọi người.
Tương lai bền vững của chúng ta cũng còn phải chịu mối nguy hại của biến đổi khí hậu và đó chính là lý do tại sao các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc lại đang nỗ lực hướng tới có được một hiệp ước hay thỏa thuận về khí hậu toàn cầu đầy ý nghĩa vào tháng 9 tại Pari, Pháp. Trong nhiều năm tới, chúng ta buộc phải giảm phát thải khí nhà kính một cách đáng kể nhằm ngăn chặn những tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, bao gồm biến đổi các thành phần khí hậu và mối đe dọa khan hiếm nước trên phần lớn hành tinh.
Để giải quyết nhiều thách thức liên quan đến nước, chúng ta phải làm việc trên một tinh thần hợp tác khẩn trương, đón nhận mọi ý tưởng và sáng kiến mới, đồng thời sẵn sàng chia sẻ các giải pháp mà tất cả chúng ta đang cần vì một tương lai bền vững. Nếu làm được thế, chúng ta có thể chấm dứt được đói nghèo, thúc đẩy sự thịnh vượng và phúc lợi toàn cầu, bảo vệ môi trường và chống chọi được với mối đe dọa của biến đổi khí hậu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
- Chủ đề Ngày nước Thế giới năm 2024: “Nước cho hòa bình”
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): "Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học"
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống
- Chủ đề Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai
- Chủ đề ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2020: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”
- Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (22/5/2021): "Chúng ta là một phần của giải pháp"
- Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 "“Đại dương, Khí hậu và Thời tiết của chúng ta”
- Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2021 “Giá trị của nước”
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.