Chính sách - Dự án » Tư liệu
Thứ bảy, 18/01/2025, 05:21:45 AM (GMT+7)
Phương hướng hoạt động và nhiệm vụ chính của VACNE nhiệm kỳ 2018-2023
(12:36:05 PM 29/11/2018)(Tin Môi Trường) - Tại Đại hội lần thứ VII, nhiệm khỳ 2018-2013, các đại biểu tham dự Đại hội đã thống nhất thông qua Phương hướng, hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) nhiệm kỳ 2018-2023
>> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 >> Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc >> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Ảnh: QUÝ TUỆ
I. Phương hướng hoạt động
1. Phát huy truyền thống tốt đẹp của Hội, chủ động thích nghi với những biến động của tình hình, tiếp tục đóng góp thiết thực cho sự nghiệp Bảo vệ Thiên nhiên môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phục vụ tăng trưởng xanh, phát triển bền vững đất nước, đáp ứng mong mỏi của các tổ chức và hội viên.
2. Không ngừng củng cố và phát triển tổ chức Hội, giữ vững ngọn lửa nhiệt tình của các vị lãnh đạo và hội viên, tập hợp đông đảo hơn nữa cộng đồng để cùng hành động vì thiên nhiên và môi trường của đất nước.
3. Đáp ứng theo khả năng cao nhất có thể các yêu cầu về TV, GGĐ và PBXH trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, ứng phó BBĐKH phục vụ tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đất nước trong thời đại công nghiệp 4.0.
4. Tiếp tục đa dạng hóa các biện pháp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên và môi trường phù hợp tình hình, chú trọng tính bền vững của các hoạt động.
5. Đẩy mạnh hoạt động NCKH, áp dụng công nghệ thông qua việc Hội, các tổ chức và hội viên của Hội thực hiện các nhiệm vụ, đề tài, đề án, dự án,… của các bộ, ngành, địa phương, kể cả của quốc tế.
6. Thực hiện tốt chức năng đối ngoại nhân dân trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, phấn đấu là địa chỉ tin cậy của cộng đồng quốc tế yêu thiên nhiên môi trường
7. Củng cố và phát triển phong trào Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, hoạt động đặc thù tiêu biểu của Hội.
8. Hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng giao phó theo chức năng, nhiệm vụ và năng lực của Hội.
II. Những nhiệm vụ chính
1. Thường xuyên đáp ứng đến mức cao nhất có thể các yêu cầu TV PBXH của cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và của Hội
2. Tranh thủ điều kiện tập trung TV PBXH những vấn đề bức xúc, quan trọng theo nguyện vọng về tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu của hội viên và yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương và địa phương. Chú trọng những vấn đề liên quan như: hoàn thiện hệ thống luật pháp, chiến lược huy động sức mạnh cộng đồng, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xanh, nhập khẩu phế liệu, phá dỡ tầu cũ,…
3. Tổ chức định kỳ các hội thảo khoa học truyền thống của Hội: Hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn, Hội thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam, đồng thời tìm kiếm cơ hội tổ chức hội thảo, tọa đàm theo các chủ đề mới, thích hợp.
4. Khuyến khích, tạo điều kiện để các đơn vị trực thuộc và các hội thành viên tham gia, ký kết hợp đồng thực hiện các đề tài, nhiệm vụ, đề án,… với các chương trình NCKH cấp Nhà nước, cấp ngành và địa phương cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chú trọng điều tra, đánh giá tổng kết và hiện đại hóa các mô hình tiên tiến của cộng đồng trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và BĐKH
5. Chủ trì, bảo trợ, hỗ trợ các hội thành viên tổ chức các sự kiện truyền thông môi trường theo đúng các quy định của pháp luật và Điều lệ Hội .
6. Phát huy hiệu quả hoạt động của Bản tin điện tử moitruong24h.vn, Trang web vacne.org.vn và ấn phẩm Thiên nhiên và Môi trường của Hội, phói hợp hoạt động tốt với các Tạp chí, Bản tin khác như Tạp chí Môi trường và Sức khỏe, Thực phẩm và Đời sống, tinmoitruong.vn,…
7. Tạo nguồn lực phát hành các ấn phẩm quan trọng về tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu như Tài liệu đóng góp ý kiến cho Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Tập II, IV cuốn Cây Di sản Việt Nam, Tập II cuốn Bảo tồn Đa dạng sinh học dãy Trường Sơn, cuốn Thương hiệu xanh bền vững, các tài liệu tập huấn, kỷ yếu hội thảo,…Phấn đấu phát hành mỗi năm trên 1 đầu sách quan trọng mang tên Hội.
8. Duy trì và phát triển sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, cố gắng phủ kín 10 tỉnh và thành phố còn chưa có cổ thụ được công nhận là Cây Di sản, chú trọng tăng số loài cây được công nhận.
9. Tổ chức tốt khâu chăm sóc sức khỏe và kéo dài tuổi thọ Cây Di sản, kết hợp sự kiện Cây Di sản với các hoạt động cuả cộng đồng về sinh kế, phát triển du lịch, về văn hóa, lịch sử, hướng tới xây dựng sự kiện như một mô hình văn hóa môi trường tiên tiến
10. Mở rộng hoạt động kết hợp giữa truyền thông môi trường với NCKH và tổ chức sự kiện như hình thức các Câu lạc bộ đạp xe tình nguyện truyền thông môi trường, Câu lạc bộ Đạp xe truyền thông môi trường kết nối Cây Di sản,…
11. Tiếp tục tổ chức tốt các Hội thảo 2 năm 1 lần ở Việt Nam về ĐTM, ĐMC với Hàn Quốc, mở rộng với Nhật Bản và Trung Quốc.
12. Đẩy mạnh hợp tác chăm sóc cổ thụ với Công ty Cacbon Úc; Trong khuôn khổ pháp luật, tăng cường hợp tác với WWF, IUCN, Sida, ADB, GTZ, TAF (Quỹ Châu Á), GEF, TEI (Viện Môi trường Thái Lan), Chương trình TAI (Quyền tiếp cận môi trường), ACAP (Mạng lưới Không khí sạch châu Á),…
13. Tìm giải pháp thúc đẩy sự kiện “Bình chọn Quốc tế Việt – Hàn các sản phẩm và doanh nghiệp thân thiện môi trường và an toàn sức khỏe cộng đồng” (ENVI - PRO&TECH), nỗ lực cùng Hội Môi trường Quảng Tây Trung Quốc xây dựng và thực hiện dự án cùng bảo tồn loài Vượn Cao Vít Trùng Khánh Cao Bằng.
14. Góp phần “xã hội hóa việc tẩy độc tồn lưu dioxin trong đất bằng nguồn lực nước ngoài, trước hết là từ công nghệ và nguồn lực Hàn Quốc theo kinh nghiệm đã có.
15. Hội, các tổ chức của Hội phối hợp, kết hợp tốt các hoạt động của mình với các hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, các Bộ và các Sở liên quan ở địa phương.
16. Thường xuyên tìm kiếm và tổ chức thực hiện các hoạt động phối hợp với Liên hiệp hội KHKT Việt Nam,các hội bạn, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội,… bằng việc phối hợp tổ chức hội thảo, tọa đàm, sự kiện truyền thông, phát hành ấn phẩm,…
17. Tiếp tục phát triển tổ chức hội, chú trọng mở rộng tổ chức hội tới 30 địa phương tỉnh, thành phố chưa có tổ chức tương xứng cũng như các cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng khác.
18. Không ngừng củng cố, nâng cao kết quả và chất lượng hoạt động của các đơn vị trực thuộc, các hội thành viên, yêu cầu đóng góp niên liễm đầy đủ theo quy định.
19. Bảo đảm các hoạt động theo quy định đối với BCH TW, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra, các Ban, các Hội đồng chuyên môn cũng như các Văn phòng Hội.
(BTV - Nguồn: Hội BVTN&MTVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
- Chủ đề Ngày nước Thế giới năm 2024: “Nước cho hòa bình”
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): "Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học"
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống
- Chủ đề Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai
- Chủ đề ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2020: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”
- Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (22/5/2021): "Chúng ta là một phần của giải pháp"
- Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 "“Đại dương, Khí hậu và Thời tiết của chúng ta”
- Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2021 “Giá trị của nước”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.