»

Thứ năm, 21/11/2024, 18:11:23 PM (GMT+7)

Nam giới sử dụng mật gấu cao hơn nữ giới hai lần

(22:17:33 PM 10/05/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Ngày 10/5, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) công bố kết quả khảo sát gần nhất cho thấy, hơn 30% số người tham gia khảo sát tại các vùng nông thôn (tập trung chủ yếu ở phía Bắc Việt Nam) thừa nhận đã từng sử dụng mật gấu. Thái độ và hành vi liên quan đến việc sử dụng mật gấu ở nông thôn cũng khá giống so với các vùng thành thị.

 

 
Ảnh bìa của báo cáo 2012
 

ENV đã thực hiện khảo sát đối với 1.400 người dân tại các vùng nông thôn, chủ yếu thuộc các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Những người tham gia chương trình khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên và được phỏng vấn qua điện thoại về thái độ của họ đối với việc sử dụng mật gấu.

 

Kết quả cho thấy:  Mật gấu thường được sử dụng để chữa các vết bầm tím, bong gân và đau nhức (81%).Tỷ lệ nam giới sử dụng mật gấu cao hơn nữ giới gấp hai lần. Gần 40% số nam giới được hỏi nói rằng đã sử dụng mật gấu, trong khi đó, con số ở nữ giới chỉ chiếm 24%.  Lứa tuổi cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc sử dụng mật gấu. Những người từ 40 trở lên có xu hướng sử dụng mật gấu nhiều hơn.

 

Bà Vũ Thị Quyên, tác giả báo cáo cho rằng “Việc khai thác mật gấu để phục vụ nhu cầu của con người đã tạo nên một mối đe dọa nghiêm trọng không chỉ đối với các quần thể gấu của Việt Nam mà cả trong khu vực.

 

Theo ghi nhận của ENV, hầu hết trong tổng số 3.000 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt tại các trang trại có nguồn gốc tự nhiên, không chỉ từ Việt Nam mà còn có thể từ Lào, Campuchia, Miến Điện và các nước khác trong khu vực. Bà Quyên khẳng định “Giảm thiểu nhu cầu sử dụng mật gấu tại Việt Nam là nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, việc này cần được gắn liền với việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh và sự cam kết của các ban ngành liên quan đối với việc xóa bỏ tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam”.

 

Nghiên cứu về thái độ và hành vi đối với việc sử dụng mật gấu tại Việt Nam là một phần quan trọng trong chiến lược của ENV nhằm giảm thiểu nhu cầu sử dụng và tiêu thụ mật gấu tại Việt Nam trong sáu năm qua. Những nỗ lực của ENV nhằm chấm dứt hoạt động nuôi nhốt và buôn bán gấu có sự hợp tác và hỗ trợ từ Hiệp hội bảo vệ Động vật thế giới (WSPA) cũng như sự chung tay ngày một mạnh mẽ và tích cực từ phía các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng kiểm lâm, giới truyền thông và đông đảo công chúng.

Các loài gấu ở Việt Nam
 
Việt Nam là nơi phân bố của hai loài gấu: gấu ngựa (Ursus thibetanus) và gấu chó (Helarctos malayanus). Hai loài này đều được bảo vệ trong nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP, là nhóm các loài động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp, quý, hiếm, nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, cả hai loài gấu của nước ta đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao do nạn săn bắt và buôn bán gấu trái phép. Gấu thường bị săn bắt trong tự nhiên rồi bán cho các trang trại để khai thác mật nhằm phục vụ nhu cầu của con người.
 
Các hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam phát triển mạnh vào thập niên 90 của thế kỷ XX. Đỉnh điểm vào năm 2005, Cục Kiểm lâm thống kê có hơn 4.500 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các trang trại, phần lớn trong số đó có nguồn gốc từ tự nhiên. Đến nay, ước tính số gấu nuôi nhốt tại Việt Nam còn khoảng hơn 3.000 cá thể. Nhằm xóa bỏ dần hình thức nuôi nhốt gấu và ngăn chặn hoạt động săn bắt gấu từ tự nhiên, năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thực hiện chương trình đăng ký và gắn chíp cho các cá thể gấu bị nuôi nhốt.
Huệ Linh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nam giới sử dụng mật gấu cao hơn nữ giới hai lần

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI