»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:11:49 AM (GMT+7)

Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mê Kông lần thứ 2: Liên kết nước, năng lượng, lương thực ở các lưu vực sông xuyên biên giới

(16:58:52 PM 02/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Như TMT đã thông tin, sáng ngày 2/4/2014, tại TP.HCM đã khai mạc hội thảo quốc tế với chủ đề "Hợp tác vì an ninh nguồn nước, năng lượng ở các lưu vực sông xuyên biên giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu" trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mê Kông lần thứ 2 được tổ chức tại Việt Nam. TMT giới thiệu bài phát biểu của ngài Fritz Holzwarth, chuyên gia về chính sách về nước, từng làm việc cho Bộ Môi trường, Bảo tồn tự nhiên, Xây dựng và An ninh hạt nhân Liên bang Đức tại hội thảo.

Hội[-]nghị[-]Cấp[-]cao[-]Ủy[-]hội[-]sông[-]Mê[-]Kông[-]lần[-]thứ[-]2:[-]Liên[-]kết[-]nước,[-]năng[-]lượng,[-]lương[-]thực[-]ở[-]các[-]lưu[-]vực[-]sông[-]xuyên[-]biên[-]giới

Hội thảo quốc tế với chủ đề "Hợp tác vì an ninh nguồn nước, năng lượng ở các lưu vực sông xuyên biên giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu" sáng ngày 2-4, tại TP.HCM - Ảnh: tinmoitruong.vn

 

Trong năm 2012, Viện hàn lâm các nước Đại Tây Dương đã công bố báo cáo về mối quan hệ giữa các nguồn tài nguyên toàn cầu, trong đó nhấn mạnh thách thức toàn cầu rất cụ thể như sau:

 

“Vấn đề tiếp cận tài nguyên nước, lương thực, đất đai và năng lượng là những thách thức chính trong cuộc sống hằng ngày của con người. Sự suy giảm các nguồn tài nguyên và môi trường có thể dẫn đến sự cạnh tranh về tài nguyên, dẫn đến di cư, bạo lực, khủng bố và sự phát triển của những khu vực không được kiểm soát có thể là những hậu quả về mặt quốc tế.

 

Tương tự, trước đó, năm 2011, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã nhấn mạnh trong báo cáo về "Các rủi ro toàn cầu" rằng những nguy cơ chính đối với sự phát triển kinh tế và xã hội do khan hiếm nguồn năng lượng, lương thực và nước có thể vượt qua nếu chúng ta kiên trì hợp tác trong việc phối hợp hành động cùng nhau trong những lĩnh vực trên về chính sách và chiến lược phát triển.

 

Không còn nghi ngờ gì nữa, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có xu hướng gia tăng áp lực. Và biến đổi khi hậu có liên hệ trực tiếp với việc sản xuất năng lượng, chẳng hạn như là tác nhân phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Những xu hướng toàn cầu khác như tăng trưởng dân số, đô thị hóa và xu hướng tiêu dùng thay đổi cũng làm tăng áp lực đối với các nguồn tài nguyên nước, đất đai và năng lượng.

 

Do đó, hiện nay rất nhiều người đã nhận ra sự cần thiết của một phương pháp tiếp cận mới về mối liên hệ lẫn nhau giữa nước, đất đai và năng lượng. Đảm bảo rằng nước, năng lượng và an ninh lương thực không thể được giải quyết như là một vấn đề bình thường bởi nguồn tài nguyên này rất hạn chế.

 

Nhưng ý nghĩa của phương pháp tiếp cận mới không nằm trong phạm vi của những kỹ thuật mới. Nó cũng có nghĩa là một cách nghĩ mới. Năng lượng là một trong những chiếc chìa khóa để giải quyết những thách thức trong tương lai. Nhưng tập trung riêng vào vấn đề năng lượng sẽ là không đủ. Nước và an ninh lương thực cũng quan trọng không kém đối với phát triển bền vững. Hơn hết, chúng ta đều hiểu 3 đối tượng này liên hệ với nhau như thế nào.

 

-        Nước cần cho thủy lợi: có đến 90% lượng nước được dùng cho thủy lợi ở những quốc gia khô hạn. Nước luôn cần cho việc sản xuất năng lượng (có vai trò chính trong hoạt động của đập thủy điện và để làm nguội các nhà máy điện hạt nhân). Và quan trọng nhất là nước là nguồn nước uống.

 

-      Năng lượng rất cần cho quá trình sản xuất nước uống. Khoảng 30% chi phí trong cung cấp nước là chi phí cho năng lượng. Và để cung ứng lương thực, 30% nguồn năng lượng đã được sử dụng.

 

-         Đất đai rất cần thiết cho chu trình chuyển hóa của nước, cần cho sản xuất nông nghiệp và cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học.

 

Có nghĩa là: Đảm bảo cung ứng năng lượng ổn định không thể thực hiện được nếu thiếu nước.

 

Ngược lại: Việc quản lí nước ngày này không thể thực hiện nếu thiếu năng lượng. Thủy lợi, xử lí và phân phối nước, thu gom và xử lí nước thải – tất cả những quá trình này đều cần năng lượng.

 

Do những nhu cầu về tài nguyên khác nhau đã dẫn đến việc sử dụng quá mức nguồn nước, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, thiếu nước sử dụng cho lĩnh vực khác, gây hại đến hệ sinh thái và làm ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng nước của các lĩnh vực khác trong đời sống, như nông nghiệp hay thủy lợi.

 

Chúng ta cần nghĩ về năng lượng, nước và lương thực như một thể thống nhất các mối quan hệ và đặt nó trong sự phối hợp chặt chẽ giữa: chính sách pháp lý, những công cụ hỗ trợ và xem xét chúng thật kỹ lưỡng ở quy mô toàn cầu.

 

Đây là cách duy nhất để quay ngược xu hướng của các giải pháp về năng lượng tốn nhiều nước và những giải pháp cung cấp nước tốn nhiều năng lượng mà cơ quan OECD đã chỉ ra với một số quốc gia.

 

Tái cấu trúc hệ thống năng lượng của chúng ta để sử dụng hiệu quả hơn nguồn năng lượng và chia sẻ rộng rãi về những nguồn năng lượng tái sinh là một cơ hội tuyệt vời để giảm vai trò của nước trong lĩnh vực năng lượng cả về lượng và mức độ ô nhiễm gây ra do việc sản xuất năng lượng.

 

Các cuộc tranh luận về đập thủy điện hay việc sản xuất lương thực để lấy nhiên liệu cho thấy có đã nảy sinh mâu thuẫn và là những trường hợp cần đặc biệt quan tâm. Trong một số lĩnh vực, cần có các nỗ lực chính trị để định hướng phát triển và hành động tự nguyện khắc phục đối với những chương trình phát triển có tác động tiêu cực ngoài dự kiến.

 

Ngài Fritz Holzwarth, chuyên gia về chính sách về nước, từng làm việc cho Bộ Môi trường, Bảo tồn tự nhiên, Xây dựng và An ninh hạt nhân Liên bang Đức

 

Chúng ta đã đạt được những tiến triển tốt. Nhưng nhiều người vẫn còn thiếu ăn. Và họ không được tiếp cận với nước và vệ sinh trong bối cảnh hiện nay của vấn đề năng lượng.

 

3 yếu tố này làm vấn đề càng trở nên khó hơn. Trước hết, dân số thế giới sắp tới đây sẽ đạt 8 tỉ người. Hai là rất nhiều khu vực trên thế giới đang trở nên giàu có hơn. Kết quả là nhu cầu về tài nguyên tăng lên. Thứ ba: biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực đối với việc quản lí nước và sản xuất nông nghiệp.

 

Những người bị đói thường là những người không được tiếp cận với năng lượng năng lượng họ có thể dùng để tăng sản lượng, để bơm nước ở các hồ chứa hoặc để bảo quản nông sản.

 

Tiếp cận với nước và năng lượng là chìa khóa nhằm cho phép người dân được thụ hưởng một tiêu chuẩn xứng đáng về cuộc sống và đóng vai trò chủ động trong xã hội và nền kinh tế. Nước và năng lượng là những yêu cầu tiên quyết nhằm đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị.

 

Sự liên hệ giữa nước, năng lượng và an ninh lương thực là thách thức chính đối với tương lai của hành tinh chúng ta và loài người. Nó được nhấn mạnh trong kết luận của Hội nghị Bonn 2011 về “Mối quan hệ của Nước, Năng lượng và An ninh lương thực – Giải pháp cho nền kinh tế xanh”.

 

Hội nghị đã kết luận rằng: “thương mại như từ trước đến nay” không phải là lựa chọn. Chúng ta không có 2 hay 3 hành tinh để đáp ứng nhu cầu của dân số thế giới. Nếu chúng ta tiếp tục đi theo lối mòn chúng ta tạo ra từ trước đến nay, trong vòng 20 năm chúng ta sẽ chỉ còn 2/3 lượng nước cần để đáp ứng nhu cầu về lương thực, năng lượng và các nhu cầu khác của nhân loại”. (tham khảo đường dẫn: Nexus Resource Platform: www.water-energy-food.org).

 

Do đó, chúng ta phải tìm một giải pháp thông minh hơn. Chúng ta cần một sự thay đổi thực sự:

 

Giải pháp đó cần thiết để tránh những tác động xấu cho các lĩnh vực khác. Ví dụ: thật khó hiểu khi trợ giá (nước) cho việc trồng hoa - tốn rất nhiều nước – trong trường hợp người dân không có đủ nước uống.

 

Tốt nhất là tìm kiếm các giải pháp phối hợp. Ví dụ: nước thải không nên bị lãng phí. Nó có thể dùng để sản xuất năng lượng sinh học hoặc làm phân bón hoặc cho thủy lợi.

 

Đó chính là quan điểm về sự liên kết. Nó giúp chúng ta hiểu về mối quan hệ với nước, năng lượng, lương thực và biến đổi khí hậu lẫn nhau. Nó giúp chúng ta phát triển những giải pháp nhằm đat được ba mục tiêu:

 

-          Đảm bảo rằng con người, đặc biệt là khoảng một tỉ người bị thiệt thòi được tiếp cận nhanh chóng với những nguồn tài nguyên tất yếu nói trên.

 

-          Sản xuất nhiều hơn nhưng tốn ít tài nguyên hơn.

 

-          Đầu tư vào bảo tồn hệ sinh thái – vốn rất cần để tạo ra nước, năng lượng lương thực cho tất cả mọi người.

 

Những thay đổi này đòi hỏi sự tập trung về chính trị thích hợp. Nó cũng cần có những cơ quan có chức năng trực tiếp thực hiện, những  tài năng lãnh đạo, các chuyên gia giáo dục và nghiên cứu.

 

Nước, năng lượng lương thực đều có vị trí quan trọng trong kết quả của chương trình nghị sự Rio 20. Tuy nhiên, mối liên hệ của ba yếu tố trên chưa thực sự được giải quyết.  

 

Những tranh luận đang diễn ra về chương trình hành động sau năm 2015 và Mục tiêu phát triển bền vững là một cơ hội tốt để xem xét mối liên hệ này và kết nối nó một cách toàn diện hơn.   

 

Sự kết nối giữa nước, năng lượng và an ninh lương thực cần được sự quan tâm đồng đều. Đó là cách duy nhất để đạt được ba yêu cầu của sự bền vững: Quyền tiếp cận, hiệu quả và bền vững cho môi trường. 

TMT giới thiệu
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mê Kông lần thứ 2: Liên kết nước, năng lượng, lương thực ở các lưu vực sông xuyên biên giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI